TÍNH KHẢ THI VÀ AN TOÀN CỦA ĐẶT TĨNH MẠCH TRUNG TÂM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở TRẺ ≤ 10 KG TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thiều Quang Quân1, Ngô Tiến Đông1, Tạ Anh Tuấn1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề, mục tiêu: Đặt tĩnh mạch trung tâm (TMTT) là một thủ thuật tối quan trọng cho cấp cứu nhi khoa, tuy nhiên vẫn còn là thách thức ở trẻ em, đặc biệt với nhóm trẻ nhỏ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính khả thi và an toàn của đặt TMTT dưới hướng dẫn của siêu âm ở nhóm trẻ ≤ 10 kg tại khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả có phân tích. Các bệnh nhi ≤ 10 kg được đặt TMTT dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2023. Kết quả: Có 170 bệnh nhi với 209 lần đặt TMTT dưới hướng dẫn của siêu âm. Tuổi trung vị là 5 tháng. Cân nặng trung bình: 6,0 ± 2,4 kg. Tỉ lệ thành công chung là 93,8%, với 73,3% số ca thành công ngay lần chọc đầu tiên. Thời gian thực hiện 5,6 phút (4,5 phút – 7,5 phút) – Trung vị (IQR). Có 25 ca (chiếm 12,5%) có ít nhất 1 tai biến, với tổng số tai biến là 35 (16,7%), trong đó nhiều nhất là rối loạn nhịp tim thoáng qua (8,1%), không có ca tràn máu, tràn khí màng phổi hay chọc nhầm động mạch. Kết luận: Đặt tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ ≤ 10 kg có tính khả thi và an toàn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Định, Trần Trọng Tín, Trần Văn Cường, Trần Minh Hùng, Ngô Thị Bình, Đỗ Trung Hiếu, Trần Thanh Thảo, Trần Minh Vương, Đỗ Minh Tâm, Nguyễn Thị Hạnh Trang (2019), "Kết quả ban đầu của chích tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ em tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ bản tập 23(4).
2. Phan Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Thu Thủy, Phan Thị Ngọc Diễm (2017), "Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ em", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ bản tập 21(3).
3. Ares, G. and Hunter, C. J. (2017), "Central venous access in children: indications, devices, and risks", Curr Opin Pediatr. 29(3), pp. 340-346.
4. Duesing, L. A., Fawley, J. A., and Wagner, A. J. (2016), "Central Venous Access in the Pediatric Population With Emphasis on Complications and Prevention Strategies", Nutr Clin Pract. 31(4), pp. 490-501.
5. Lau, C. S. and Chamberlain, R. S. (2016), "Ultrasound-guided central venous catheter placement increases success rates in pediatric patients: a meta-analysis", Pediatr Res. 80(2), pp. 178-84.
6. Asakura, H., et al. (2016), "Proposal for new diagnostic criteria for DIC from the Japanese Society on Thrombosis and Hemostasis", Thromb J. 14, p. 42.
7. Leyvi, G., et al. (2005), "Utility of ultrasound-guided central venous cannulation in pediatric surgical patients: a clinical series", Paediatr Anaesth. 15(11), pp. 953-8.
8. Oulego-Erroz, I., et al. (2016), "Comparison of ultrasound guided brachiocephalic and internal jugular vein cannulation in critically ill children", J Crit Care. 35, pp. 133-7.
9. Vafek, V., et al. (2022), "Central Venous Catheter Cannulation in Pediatric Anesthesia and Intensive Care: A Prospective Observational Trial", Children (Basel). 9(11).