DỰ ĐỊNH LỰA CHỌN ĐƯỜNG SINH CỦA THAI PHỤ 3 THÁNG CUỐI KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Lê Thị Thúy Lan1, Dương Thùy Linh2,3,, Hạc Huyền My4, Phạm Quỳnh Trang4, Trương Thị Mỹ Hà1, Đỗ Thị Thủy1, Nguyễn Phương Thúy1
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Việt Nam
2 Trường Đại học Y Hà Nội, Việt Nam
3 Trường Đại học Queensland, Úc
4 Trường Đại học VinUni, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai đang có xu hướng ngày càng gia tăng, một trong những lý do đã được xác định là việc thai phụ ưa thích và chủ động lựa chọn phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát dự định lựa chọn phương pháp sinh con của thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ và xác định một số yếu tố liên quan đến dự định của họ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 355 phụ nữ mang thai 3 tháng cuối đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ dự định lựa chọn sinh thường và sinh mổ lần lượt là 80,28% và 19,72%. Yếu tố dự đoán mạnh nhất về việc thai phụ chọn sinh mổ là ý định chọn giờ sinh (OR = 28,05, p<0,05). Bên cạnh đó, thai phụ có tôn giáo, những người đi làm, và mang thai con rạ có khả năng chọn sinh mổ cao hơn lần lượt gấp 3,14; 6,07; và 2,56 lần so với những thai phụ khác (p<0,05). Kết luận: Mặc dù có nhiều thai phụ trong nghiên cứu này ưu tiên lựa chọn sinh thường, nhưng tỷ lệ thai phụ dự định lựa chọn sinh mổ lấy thai vẫn là khá cao. Các nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện nhằm xác định các can thiệp cần thiết để giảm tỷ lệ sinh mổ khi không có chỉ định y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Betran AP, Ye J, Moller A-B, Souza JP, Zhang J. Trends and projections of caesarean section rates: global and regional estimates. BMJ global health. 2021;6(6):e005671.
2. Tổng cục Thống kê và UNICEF. Báo cáo kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021. 2021. https://www.unicef.org/vietnam/vi/bao-cao/dieu-tra-cac-chi-tieu-phat-trien-ben-vung-ve-tre-em-va-phu-nu-viet-nam-2020-2021
3. World Health Organization. Appropriate technology for birth. Lancet. 1985;2:436-437.
4. Shi Y, Jiang Y, Zeng Q, et al. Influencing factors associated with the mode of birth among childbearing women in Hunan Province: a cross-sectional study in China. BMC Pregnancy and Childbirth. 2016;16:1-9.
5. Ugwu NU, De Kok B. Socio-cultural factors, gender roles and religious ideologies contributing to Caesarian-section refusal in Nigeria. Reproductive health. 2015;12(1):1-13.
6. Ninh Thị Ly, Võ Thành Lợi. Mong muốn lựa chọn phương pháp sinh con và thực tế chỉ định sinh của các thai phụ đến khám thai tại bệnh viện sản–nhi cà mau. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;514(2)
7. Oyewole W, Umar A, Yayok R, Shinaba S, Atafo C, Olusanya M. An Evaluation of the Factors That Influences Caesarean Section in FCT Hospitals, Nigeria. IOSR Journal of Nursing and Health science. 2014;3(5):44-51.
8. Nuampa S, Ratinthorn A, Lumbiganon P, et al. “Because it eases my Childbirth Plan”: a qualitative study on factors contributing to preferences for caesarean section in Thailand. BMC pregnancy and childbirth. 2023;23(1):280.