NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO VÀ ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở BỆNH NHI VIÊM NÃO TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH QUẢNG NGÃI

Nguyễn Mậu Thạch1, Đỗ Duy Thanh1, Nguyễn Đình Tuyến1,
1 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Đặt vấn đề: Viêm não được định nghĩa là trình trạng viêm của nhu mô não. Bệnh diễn tiến nặng, có tỷ lệ tử vong và di chứng khá cao. Ngày nay, chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng các bệnh lý về thần kinh. Trong đó, điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não là hai kỹ thuật có hiệu quả trong bệnh lý viêm não. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ sọ não và điện não đồ ở bệnh nhi viêm não. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang bệnh nhi viêm não nhóm tuổi 2 tháng đến 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ 01/2022 đến 11/2023. Kết quả: gồm 50 bệnh nhi viêm não. Trong số này 38% bệnh nhi tổn thương viêm não trên hình ảnh cộng hưởng từ và 58 % bệnh nhi phát hiện có bất thường khi đo điện não đồ. Kết luận: Cần phối hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm não. Đặc biệt là xét nghiệm cộng hưởng từ và điện não đồ ở bệnh nhi có rối loạn hành vi, đau đầu không rõ nguyên nhân, co giật khu trú, co giật nhiều lần trong ngày, cơn giật kéo dài >10 phút.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Thị Thu Ba, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2019), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm não màng não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016 - 2017", Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ (22-23-24-25), tr. 1-8.
2. Đỗ Thanh Hương, Nguyễn Thị Bích Vân, Cao Vũ Hùng (2022), "Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Viêm Não Kháng Thụ Thể N-Methyl-D-Aspartate (NMDA) Sau Viêm Não Herpes Simplex Ở Trẻ Em", Tạp chí nghiên cứu y học. 156(8), tr. 51-57.
3. Trần Thị Thu Hương (2019), Nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em Việt Nam, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Britton P.N., Dale R.C., Blyth C.C., et al (2020), "Causes and Clinical Features of Childhood Encephalitis: A Multicenter, Prospective Cohort Study", Clinical Infectious Diseases. 70(12), pp. 2517-2526.
5. Gold J.J., Crawford J.R., Glaser C., et al (2014), "The role of continuous electroencephalography in childhood encephalitis", Pediatric Neurology.
6. Mohammad S.S., Soe S.S., Pillai S.C., et al (2016), "Etiological associations and outcome predictors of acute electroencephalography in childhood encephalitis", Clinical Neurophysiology. 127(10), pp. 3217-3224.
7. Shen J, Lin D, Jiang T., et al (2022), "Clinical characteristics and associated factors of pediatric acute disseminated encephalomyelitis patients with MOG antibodies: a retrospective study in Hangzhou, China", BMC neurology. 22(1), p. 418.
8. Venkatesan A., Tunkel A.R., Bloch K.C., et al. (2013), "Case Definitions, Diagnostic Algorithms, and Priorities in Encephalitis: Consensus Statement of the International Encephalitis Consortium", Clinical Infectious Diseases. 57(8), pp. 1114–1128.