ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LÉ NGOÀI TỪNG LÚC Ở TRẺ EM

Lê Thục Nhi1,2,, Nguyễn Chí Trung Thế Truyền2
1 Bệnh viện Mắt Sài Gòn
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lé ngoài từng lúc tiến triển xấu trở thành lé ngoài biểu hiện thường xuyên, làm mất chức năng thị giác 2 mắt. Điều trị lé ngoài từng lúc bao gồm: theo dõi, che mắt, lăng kính, chỉnh thêm độ kính trừ, huấn luyện thị giác và phẫu thuật. Hiện tại vẫn chưa có sự nhất trí về phương thức điều trị nào là tốt nhất. Mục đích của phẫu thuật ở trẻ lé ngoài từng lúc có tiến triển xấu là bảo tồn chức năng hợp thị, chống trung hòa và những rối loạn do điều tiết quy tụ gây ra, ngăn ngừa nhược thị một mắt cho trẻ. Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện chức năng thị giác hai mắt sau phẫu thuật lé ngoài từng lúc ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng. 44 trẻ lé ngoài từng lúc có chỉ định phẫu thuật từ tháng 01 - 06/2023 tại khoa Nhi – Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 10,07±3,17 tuổi. Kết quả chỉnh thị sau phẫu thuật đạt 79,5%. Dự trữ hợp thị dương đạt mức tốt chiếm 68,2%. Hợp thị gần -xa tốt là 93,2% và 54,6%. Thị giác lập thể gần ở mức tốt & trung bình đạt 50% - xa là 31,8%. Kết luận: Có sự tương quan giữa kết quả phẫu thuật chỉnh thị và quy tụ hợp thị dương nhưng không phục hồi chức năng thị giác hai mắt hoàn toàn (hợp thị và thị giác lập thể).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Thị Bích Ngọc (1999), Điều trị phẫu thuật lác cơ năng có độ lác không ổn định, luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thùy Trang (2018), Đánh giá thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật cơ năng ở trẻ em, luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Holmes J.M., Hatt S.R., Leske D.A. (2015). Is intermittent exotropia a curable condition?. Eye, 29(2), 171–176.
4. Joo H.J., Choi J.J., Ro J.W. et al. (2022). Comparison of sensory outcomes in patients with successful motor outcome versus recurrent exotropia after surgery for intermittent exotropia. Sci Rep, 12(1), 13195.
5. Jung J.-W, Lee S.-Y. (2010). A Comparison of the Clinical Characteristics of Intermittent Exotropia in Children and Adults. Korean J Ophthalmol, 24(2), 96.
6. Lajmi H., Ben Yakhlef A., El Fekih L. et al. (2021). Outcomes of intermittent exotropia surgery. J Fr Ophtalmol, 44(7), 1001–1007.
7. Lee C - M. (2018). Factors affecting surgical outcome of intermittent exotropia. Taiwan J Ophthalmol, 8(1):, 24-30.
8. Spierer O, Spierer A. (2021). Unilateral lateral rectus recession is an effective surgery for intermittent exotropia in young children. BMC Ophthalmol, 21(1), 10.
9. Dong Y., Liu Y.-Y. et al. (2021). Surgery at early versus late for intermittent exotropia: a Meta-analysis and systematic review. Int J Ophthalmol, 14(4), 582–588.
10. Wu Y., Xu M., Zhang J. et al. (2020). Can Clinical Measures of Postoperative Binocular Function Predict the Long-Term Stability of Postoperative Alignment in Intermittent Exotropia?. J Ophthalmol, 1–9.