ĐẶC ĐIỂM VÀ CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH

Nguyễn Viết Cường1,2, Trần Hữu Thông3, Hà Trần Hưng2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 269 bệnh nhân được đặt ống nội khí quản (hoặc mở khí quản) thở máy trên 48 giờ tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh từ 01/01/2022 đến 31/12/2022. Kết quả: bệnh nhân VPLQTM chiếm tỷ lệ 35,5% với tần suất mắc là 44,35 bệnh nhân/1000 ngày thở máy. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân VPLQTM là 72 ± 13,6 tuổi, VPLQTM khởi phát muộn chiếm tỉ lệ cao (60%). Bệnh nhân VPLQTM hầu hế́t đều biểu hiện tình trạng nhiễm trùng rõ ràng như sốt cao, tăng bạch cầu, tăng procalcitonin. Đặc biệt các dấu hiệu thở nhanh, rale ở phổi và tăng tiết đờm đục có ở 100% số bệnh nhân. Căn nguyên thường gặp trong VPLQTM chủ yếu là vi khuẩn gram âm, thường gặp nhất là Acinetobacter baumanni (53,7%), tiếp đến là Klebsiella pneumonia (23,2%). Tỉ lệ tử vong do viêm phổi liên quan đến thở máy còn cao. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc, các đặc điểm và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society - PubMed. Accessed March 31, 2024. https:// pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27418577/
2. American Thoracic Society, Infectious Diseases Society of America. Guidelines for the management of adults with hospital-acquired, ventilator-associated, and healthcare-associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med. 2005; 171(4):388-416. doi:10.1164/rccm.200405-644ST
3. Bozorgmehr R, Bahrani V, Fatemi A. Ventilator-Associated Pneumonia and Its Responsible Germs; an Epidemiological Study. Emergency. 2017;5(1):e26.
4. Hoàng Khánh Linh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Viêm Phổi Liên Quan Thở Máy Tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh Viện Bạch Mai Giai Đoạn 2017 - 2018. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội; 2018.
5. Risk factors for ventilator-associated pneumonia among patients undergoing major oncological surgery for head and neck cancer - PubMed. Accessed March 31, 2024. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 28493197/
6. Thuỷ TTV, Phước DT. Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2022-2023. Tạp chí dược học cần thơ. 2023;(65):122-128. doi:10.58490/ ctump. 2023i65.1270
7. Tiến HV, Thông TH, Phú VĐ, Hưng HT. Viêm phổi liên quan thở máy tại trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai năm 2022 - 2023. Tạp Chí Học Việt Nam. 2024;534(2). doi:10.51298/ vmj.v534i2.8128
8. Trâm QA, Hà NT. Một số đặc điểm vi khuẩn ở người bệnh viêm phổi liên quan thở máy tại khoa chống độc bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;530(1). doi: 10.51298/vmj.v530i1.6599
9. Đặc điểm nhiễm khuẩn Acinetobacter baumannii ở bệnh nhân viêm phổi thở máy tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Accessed March 31, 2024. http://ump.kipos.vn/ Opac/DmdInfo.aspx?mnuid=141&search_field=AUTHOR&search_id=126&dmd_id=48181