KẾT QUẢ DÀI HẠN ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Lê Đức Tín1,, Lâm Văn Nút1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng đã là lựa chọn ưu tiên thay thế phẫu thuật hơn 20 năm nay [1]. Ngày nay, phương pháp can thiệp nội mạch để điều trị các trường hợp phình động mạch chủ bụng vỡ thay cho phẫu thuật nặng nề đã không còn xa lạ. Và kết quả đã được chứng minh khi giảm các biến chứng hơn so với phẫu thuật [2], [3]. Kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng đang là xu hướng vì ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh, ít biến chứng và tử vong ở giai đoạn ngắn hạn. Trong phân tích gộp 51 nghiên cứu, tác giả Bulder RM và cộng sự (2019) đã ghi nhận tỉ lệ vong 30 ngày sau can thiệp là 1,16% so với 3,27% của phẫu thuật  [6]. Tuy nhiên, tỉ lệ sống còn ở giai đoạn theo dõi không thay đổi đáng kể so với phẫu thuật. Đó cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá kết quả dài hạn của can thiệp thiệp nội mạch trong điều trị phình động mạch chủ bụng. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình 63,5 ± 18,1, nam giới chiếm đa số. Yếu tố rối loạn chuyển hoá lipid, tăng huyết áp và hút thuốc lá chiếm tỉ lệ lần lượt 73,9%; 66,2% và 64,6%. Cổ túi phình có chiều dài, đường kính và gó trung bình lần lượt chiếm 18,9 mm; 22,4 mm và 57,1 độ. Đường kính trung bình của thân túi phình là 70,8 mm. Đường kính trung bình động mạch chậu chung và chậu ngoài lần lượt là 33,9 mm và 7,8 mm. Đặt stentgraft chủ chậu chung chiếm 50,8%. Bên cạnh đó, đặt stentgraft chủ chậu ngoài một bên và hai bên lần lượt chiếm 20% và 29,9% mẫu nghiên cứu. Hầu hết bít động mạch chậu trong bằng amplatzer, chiếm 40% mẫu nghiên cứu. Thời gian can thiệp trung bình 105,4 phút, thời gian nằm viện trung bình 3 ngày. Thành công về kỹ thuật đạt 100% mẫu nghiên cứu, tỉ lệ tử vong sau 30 ngày can thiệp chiếm 1,5%; rò ống ghép sau can thiệp và giai đoạn theo dõi lần lượt chiếm 9,2% và 6,3%. Tỉ lệ sống còn ở giai đoạn theo dõi chiếm 87,7% mẫu nghiên cứu. Kết luận: Can thiệp điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận có tỉ lệ thành công về kỹ thuật cao, ít biến chứng và tỉ lệ sống cao ở giai đoạn theo dõi. Do đó, phương pháp này đem lại hiệu quả, an toàn và ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ohki T, Veith FJ, Sanchez LA, Cynamon J, Lipsitz EC, Wain RA, Morgan JA, Zhen L, Suggs WD, Lyon RT. Endovascular graft repair of ruptured aortoiliac aneurysms. J Am Coll Surg 1999;189:102 – 112; discussion 112 – 113.
2. Greenhalgh RM, Brown LC, Kwong GP, Powell JT, Thompson SG; EVARtrialparti- cipantst. Comparison of endovascular aneurysm repair with open repair in patients with abdominal aortic aneurysm (EVAR trial 1), 30-day operative mortality results: randomised controlled trial. Lancet 2004;364:843–848.
3. Prinssen M, Verhoeven EL, Buth J, Cuypers PW, vanSambeek MR, Balm R, Buskens E, Grobbee DE, Blankensteijn JD; Dutch Randomized Endovascular Aneurysm Man- agement (DREAM) Trial Group. A randomized trial comparing conventional and endovascular repair of abdominal aortic aneurysms. N Engl J Med 2004;351: 1607 – 1618.
4. AlOthman O, Bobat S. Comparison of the short and long- term outcomes of endovascular repair and open surgical repair in the treatment of unruptured abdominal aortic an- eurysms: meta-analysis and systematic review. Cureus. 2020;12(8):e9683.
5. Giannopoulos S, Kokkinidis DG, Armstrong EJ. Long-Term outcomes of endovascular vs open surgical repair for Abdominal Aortic Aneurysms: a meta-analysis of randomized trials. Cardiovasc Revasc Med. 2020;21(10):1253-1259.
6. Bulder, R.M., Bastiaannet, E., Hamming, J.F., & Lindeman, J.H. (2019). Meta‐analysis of long‐term survival after elective endovascular or open repair of abdominal aortic aneurysm. British Journal of Surgery, 106.
7. Yei K, Mathlouthi A, Naazie I, Elsayed N, Clary B, Malas M. Long-term Outcomes Associated With Open vs Endovascular Abdominal Aortic Aneurysm Repair in a Medicare-Matched Database. JAMA Netw Open. 2022 May 2;5(5):e2212081.
8. Scallan O, Novick T, Power AH, DeRose G, Duncan A, Dubois L. Long-term outcomes comparing endovascular and open abdominal aortic aneurysm repair in octogenarians. J Vasc Surg. 2020 Apr;71(4):1162-1168.
9. Chandra V, Trang K, Virgin-Downey W, Dalman RL, Mell MW. Long-term outcomes after repair of symptomatic abdominal aortic aneurysms. J Vasc Surg. 2018 Nov;68(5):1360-1366.