ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG BẰNG NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH BAN ĐẦU

Hồng Minh Triết1, Bùi Thị Cẩm Thùy1, Trần Trọng Nhân1, Trần Tín Nghĩa1, Trần Thanh Hùng1,2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rửa phế quản phế nang là một thủ thuật chẩn đoán tương đối an toàn và đóng vai trò quan trọng trong đánh giá căn nguyên trong trường hợp viêm phổi không đáp ứng với điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả của rửa phế quản phế nang bằng nội soi phế quản ống mềm ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng không đáp ứng điều trị kháng sinh ban đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên các đối tượng nhập viện tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ từ tháng 04/2023 đến 01/2024. Kết quả: Tổng cộng 46 bệnh nhân tham gia và theo dõi đến cuối thời điểm nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 64,91 ± 15,67, tỷ lệ nam:nữ là 3:1. Hơn 2/3 số bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá. Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh nền phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt 58,7% và 30,4%. Các triệu chứng điển hình lần lượt là ho (80,4%), khạc đàm (69,6%), khó thở (60,9%), tăng bạch cầu (11,78 ± 5,21 x 109/L), với bạch cầu trung tính chiếm ưu thế (70,71 ± 19,25%). Tỷ lệ thâm nhiễm mới hai bên phổi chiếm đa số (54,3%). Xét nghiệm dịch rửa phế quản phế nang cho thấy tỷ lệ nhuộm gram và cấy vi khuẩn dương tính nói chung lần lượt là 41,3% và 43,5%. Có 37,0% bệnh nhân đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ phân lập từ dịch rửa. Tất cả kết quả đều không ghi nhận sự khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05). Kết quả điều trị chung hầu hết (98%) bệnh nhân có tình trạng ổn định sau điều trị và ra viện. Kết luận: Viêm phổi cộng đồng không đáp ứng điều trị ban đầu có đầy đủ các đặc điểm của một trường hợp viêm phổi cộng đồng thông thường nhưng thường gây thâm nhiễm 2 bên phổi và triệu chứng sốt tương đối ít gặp hơn. Xét nghiệm vi sinh từ dịch rửa phế quản phế nang bằng nội soi ống mềm tuy không nhạy nhưng ở những trường hợp cho kết quả dương tính, việc điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ từ nuôi cấy dịch rửa phế quản phế nang góp phần cải thiện kết cục chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chalmers J.D., Mandal P., Singanayagam A., et al. Severity assessment tools to guide ICU admission in community-acquired pneumonia: systematic review and meta-analysis. Intensive Care Med. 2011; 37(9):1409-1420.
2. Davidson K.R., Ha D.M., Schwarz M.I., Chan E.D. Bronchoalveolar lavage as a diagnostic procedure: a review of known cellular and molecular findings in various lung diseases. J Thorac Dis. 2020; 12(9):4991-5019.
3. Duarte J.C., Cordeiro C.R., Ferreira A.J. Role of flexible bronchoscopy in non-resolving community-acquired pneumonia - A retrospective analysis. Rev Port Pneumol (2006). 2017; 23(3):168-169.
4. El-Shabrawy M., El-Sokkary R.H. Role of fiberoptic bronchoscopy and BAL in assessment of the patients with non-responding pneumonia. Egypt J Chest Dis Tuberc. 2016; 65(3):613-620.
5. Feinsilver S.H., Fein A.M., Niederman M.S., Schultz D.E., Faegenburg D.H. Utility of Fiberoptic Bronchoscopy in Nonresolving Pneumonia. Chest. 1990; 98(6):1322-1326.
6. Jayaprakash B., Varkey V., Anithakumari K. Etiology and clinical outcome of non-resolving pneumonia in a tertiary care centre. J Assoc Physicians India, 2012; 60:98-101.
7. Kim E.S., Kim E.C., Lee S.M., et al. Bacterial yield from quantitative cultures of bronchoalveolar lavage fluid in patients with pneumonia on antimicrobial therapy. Korean J Intern Med. 2012; 27(2):156-162.
8. Panse J., von Schwanewede K., Jost E., Dreher M., Müller T.. Pulmonary infections in patients with and without hematological malignancies: diagnostic yield and safety of flexible bronchoscopy-a retrospective analysis. J Thorac Dis. 2020; 12(9):4860-4867.