ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG TRÊN HÌNH ẢNH CẮT LỚP CHÙM TIA HÌNH NÓN CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Văn Tâm Nguyễn 1,, Thị Thu Phương Nguyễn 2, Thị Thúy Nga Nguyễn 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Trường đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm xương và đánh giá mối tương quan giữa các thay đổi xương với triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân rối loạn thái dương hàm. Đối tượng và phương pháp: 98 bệnh nhân rối loạn thái dương hàm chẩn đoán theo tiêu chuẩn DC/TMD năm 2014 được chia thành ba nhóm: rối loạn cơ, rối loạn khớp và nhóm phức hợp (có cả rối loạn cơ và rối loạn khớp). Mỗi bệnh nhân được thăm khám lâm sàng (tình trạng đau khớp, tiếng kêu khớp, hạn chế há miệng), chụp phim CBCT khớp để đánh giá các đặc điểm xương của lồi cầu xương hàm dưới. Kết quả: 31.6% đối tượng nghiên cứu không có tổn thương xương; 39.2% có mòn xương; 28.6% có phẳng bề mặt khớp; 23.7% có gai xương; 11.3% có xơ xương dưới sụn và 8.2% có nang xương dưới sụn. Triệu chứng đau khớp có tương quan với các tổn thương nang dưới sụn (r=0.264), gai xương (r=0.446) và mòn xương (r =0.34); tiếng kêu khớp có tương quan với xơ xương dưới sụn (r =0.278); há miệng hạn chế có tương quan với gai xương (r = 0.278). Cả ba triệu chứng được khảo sát đều không có tương quan với phẳng bề mặt khớp. Kết luận: Mòn xương, xơ xương dưới sụn và gai xương là các đặc điểm có giá trị trong chẩn đoán thoái hóa khớp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leeuw R de, Klasser GD, American Academy of Orofacial Pain, eds. Orofacial Pain: Guidelines for Assessment, Diagnosis, and Management. Sixth edition. Quintessence Publishing Co, Inc; 2018, 104-144.
2. Phạm Như Hải. Nghiên Cứu Dịch Tễ Học Loạn Năng Bộ Máy Nhai và Đề Xuất Giải Pháp Can Thiệp, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2006.
3. Đoàn Hồng Phượng, Hoàng Tử Hùng. Tình hình rối loạn thái dương hàm ở người lớn (18 – 54 tuổi) tại thành phố Hồ Chí Minh, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(2), 32 – 40.
4. Okeson J. Management of Temporomandibular Disorders and Occlusion. Seventh edition. Mosby; 2013, 1-250.
5. Barghan S, Merrill R, Tetradis S. Cone beam computed tomography imaging in the evaluation of the temporomandibular joint. J Calif Dent Assoc. 2010;38(1):33-39.
6. Mani F. và Sivasubramanian S. A study of temporomandibular joint osteoarthritis using computed tomographic imaging. Biomed J. 2016; 39.
7. Arayasantiparb R., Mitrirattanakul S., Kunasarapun P., et al. Association of radiographic and clinical findings in patients with temporomandibular joints osseous alteration. Clin Oral Investig. 2020; 24, 221–227.