ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY MẤT VỮNG KHUNG CHẬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị gãy mất vững khung chậu hiện nay là một thách thức cho phẫu thuật viên. Kết hợp xương bên trong ở bệnh nhân gãy mất vững khung chậu đang cho thấy nhiều kết quả khả quan, đảm bảo phục hồi giải phẫu và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân gãy mất vững khung chậu, (2) Đánh giá kết quả điều trị gãy mất vững khung chậu bằng phương pháp kết hợp xương bên trong. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 38 bệnh nhân gãy khung chậu mất vững được phẫu thuật kết hợp xương bên trong từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024 tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: tuổi trung bình là 40,89 ± 14,91 tuổi; đa số gãy khung chậu loại B2.1 (Tile M. – 2003), chiếm 57,9%. Nguyên nhân chủ yếu gây gãy khung chậu là tai nạn giao thông (89,5%). Tỷ lệ phục hồi về giải phẫu và chức năng theo thang điểm Majeed ở mức độ rất tốt - tốt lần lượt là 86,8% và 92,1%. Thời gian lành xương trung bình là 12,2 ± 2,3 tuần. Có mối tương quan giữa thang điểm phục hồi chức năng Majeed sau mổ 6 tháng và thang đo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân SF–36 phiên bản 1.0 (r = 0,529, p = 0,001, R2 = 0,280). Kết luận: Kết hợp xương bên trong ở bệnh nhân gãy mất vững khung chậu giúp phục hồi chức năng sớm, mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy mất vững khung chậu, kết hợp xương bên trong, Tile M., phục hồi giải phẫu và chức năng, thang điểm Majeed
Tài liệu tham khảo
2. Abo-Elsoud M. et al. (2023), "Internal fixator vs external fixator in the management of unstable pelvic ring injuries: A prospective comparative cohort study", World Journal of Orthopedics. 14(7), tr. 562.
3. Abou-Khalil M. et al. (2020), "Results of open reduction internal fixation versus percutaneous iliosacral screw fixation for unstable pelvic ring injuries: retrospective study of 36 patients", European Journal of Orthopaedic Surgery & Traumatology. 30, tr. 877-884.
4. Lundin N. và Enocson A. (2023), "Complications after surgical treatment of pelvic fractures: a five-year follow-up of 194 patients", European Journal of Orthopaedic Surgery & Traumatology. 33(4), tr. 877-882.
5. Mostafa A.M. (2021), "An overview of the key principles and guidelines in the management of pelvic fractures", Journal of Perioperative Practice. 31(9), tr. 341-348.
6. Mostert C.Q.B et al. (2023), "Rates and risk factors of complications associated with operative treatment of pelvic fractures", European Journal of Orthopaedic Surgery & Traumatology. 33(5), tr. 1973-1980.
7. Nana C.T. et al. (2022), "Functional outcome of unstable pelvic fractures treated in a level III hospital in a developing country: a 10-year prospective observational study", Journal of Orthopaedic Surgery and Research. 17(1), tr. 198.
8. Portela P. (2019), "Outcome of unstable pelvic fractures after internal fixation: our experience", Ann Orthop Musculoskelet Disord. 2(1), tr. 1023.