GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN NGẮN SPMSQ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỐN PHƯỜNG CỦA QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1,2,, Nguyễn Hữu Nhân1, Nguyễn Thị Thu Hà2, Trần Thị Thủy Vi2, Nguyễn Ngọc Quỳnh Như2
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược, Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhập viện, phụ thuộc, giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi. Thang đánh giá trạng thái tâm thần ngắn SPMSQ là một công cụ đánh nhận thức ngắn gọn được thiết kế để sàng lọc suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Giá trị và độ tin cậy của công cụ này chưa được nghiên cứu ở Việt Nam cho đến nay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang SPMSQ trong việc phát hiện các rối loạn nhận thức ở người cao tuổi và xác định điểm cắt thích hợp dựa trên trình độ học vấn của người tham gia nghiên cứu. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu, được thực hiện trên 448 người cao tuổi (≥ 65 tuổi) tại bốn phường của quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh từ 12/2021 đến 05/2022. Phỏng vấn SPMSQ sẽ được tiến hành 2 lần cách nhau 2 tuần, trên cùng một đối tượng. Kết quả: Hệ số Cronbach’s alpha cho SPMSQ là 0,72. Hệ số tượng quan nội lớp của thang điểm là 0,89. Dựa trên tiêu chuẩn DSM-5, điểm cắt của SPMSQ cho toàn bộ dân số nghiên cứu là 3 với độ nhạy 87,5% và độ đặc hiệu 77,4%; AUC = 0,89. Người cao tuổi có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, điểm cắt là 5 với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 60% và 92,3%; AUC = 0,81. Người cao tuổi có trình độ học vấn trên tiểu học, điểm cắt là 3 với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 85,6% và 85,9%; AUC = 0,91. Kết luận: Phiên bản SPMSQ tiếng Việt có giá trị và độ tin cậy đủ để tầm soát các rối loạn nhận thức và có thể được sử dụng để sàng lọc rối loạn nhận thức ở người cao tuổi. Người cao tuổi có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, điểm cắt là 5 với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 60% và 92,3%. Người cao tuổi có trình độ học vấn trên tiểu học, điểm cắt là 3 với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 85,6% và 85,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Caplan, G. A., Kurrle, S. E., & Cumming, A. Appropriate care for older people with cognitive impairment in hospital. The Medical Journal of Australia, 2016,205(10), S12–S15.
2. Robinson L, Tang E, Taylor J-P. Dementia: timely diagnosis and early intervention. Bmj. 2015;350.
3. Pfeiffer E. A short portable mental status questionnaire for the assessment of organic brain deficit in elderly patients. Journal of the American Geriatrics Society. 1975;23(10):433-441.
4. Martínez de la Iglesia J, Dueñas Herrero R, Onís Vilches MC, Aguado Taberné C, Albert Colomer C, Luque Luque R. [Spanish language adaptation and validation of the Pfeiffer's questionnaire (SPMSQ) to detect cognitive deterioration in people over 65 years of age]. Med Clin (Barc). Jun 30 2001;117(4):129-34.
5. Zunzunegui MV, Gutiérrez Cuadra P, Béland F, Del Ser T, Wolfson C. Development of simple cognitive function measures in a community dwelling population of elderly in Spain. Int J Geriatr Psychiatry. Feb 2000;15(2):130-40.
6. Kojaie-Bidgoli A, Fadayevatan R, Sharifi F, Alizadeh-Khoei M, Vahabi Z, Aminalroaya R. Applicability of SPMSQ in illiterate outpatients in clinics: The validity and reliability of the Short Portable Mental Status Questionnaire. Appl Neuropsychol Adult. Jul-Aug 2022;29(4):591-597.
7. Teigão FCM, Moser ADdL, Jerez-Roig J. Translation and cross-cultural adaptation of Pfeiffer’s Short Portable Mental Status Questionnaire (SPMSQ) for brazilians older adults. Revista Brasileira de Geriatria e Gerontologia. 2021;23.
8. Malhotra C, Chan A, Matchar D, Seow D, Chuo A, Do YK. Diagnostic performance of short portable mental status questionnaire for screening dementia among patients attending cognitive assessment clinics in Singapore. Ann Acad Med Singap. Jul 2013;42(7):315-9.