HIỆU QUẢ CỦA PHÁT ĐỒ 4 THUỐC CÓ LEVOFLOXACIN TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI LẦN ĐẦU

Nguyễn Âu Thanh Thy1,, Trần Thị Khánh Tường2
1 Trung Tâm Y tế huyện Tân Hưng, Long An
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy phác đồ 4 thuốc có levofloxacin ở bệnh nhân điều trị nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) lần đầu có hiệu quả tiệt trừ cao, đặc biệt ở những vùng có tỷ lệ H. pylori kháng levofloxacin cao như ở nước ta[4]. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của phác đồ 4 thuốc có levofloxacin trong điều trị nhiễm H. pylori lần đầu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ 4 thuốc có levofloxacin và một số yếu tố liên quan đến hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 164 bệnh nhân nhiễm H. pylori chưa từng điều trị trước đây. Các bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có levofloxacin. Chẩn đoán nhiễm bệnh bằng xét nghiệm CLO-test hoặc C13 urea-breath test. Bốn đến mười hai tuần sau kết thúc điều trị, tình trạng nhiễm H. pylori được kiểm tra lại bằng xét nghiệm CLO-test hoặc C13 urea-breath test. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ 4 thuốc có levofloxaxin theo thiết kế nghiên cứu (PP) và theo ý định điều trị (ITT) lần lượt là 89,4% và 87,2%. Hiệu quả tiệt trừ của phác đồ có mối liên quan với tiền sử hút thuốc lá và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Kết luận: Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ 4 thuốc có levofloxacin cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy và Nguyễn Thanh Hải (2016), "Viêm dạ dày mạn do Helicobacter Pylori: hiệu quả tiệt trừ của phác đồ bốn thuốc có bismuth (EBMT)", Tạp chí y dược học. 32, tr. 149-159.
2. Trần Thị Khánh Tường (2017), "Hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị nhiễm Helicobacter Pylori ", Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam. 49(IX), tr. 3067-3073.
3. Trần Thị Khánh Tường (2018), Hiệu quả của phác đồ 4 thuốc có levofloxacin cho bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori thất bại lần đầu với phác đồ 3 thuốc chuẩn, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hồ Chí Minh.
4. Trần Thị Khánh Tường (2020), "The Eradication Rate of Levofloxacin containing Quadruple therapy for the First-Line treatment of Helicobacter Pylori", Biomedical Journal of Scientific & Technical Research. 27(1).
5. P. Y. Chen và các cộng sự. (2016), "Systematic review with meta-analysis: the efficacy of levofloxacin triple therapy as the first- or second-line treatments of Helicobacter pylori infection", Aliment Pharmacol Ther. 44(5), tr. 427-37.
6. W. D. Chey và các cộng sự. (2017), "ACG Clinical Guideline: Treatment of Helicobacter pylori Infection", Am J Gastroenterol. 112(2), tr. 212-239.
7. J. Liao và các cộng sự. (2013), "Effect of fluoroquinolone resistance on 14-day levofloxacin triple and triple plus bismuth quadruple therapy", Helicobacter. 18(5), tr. 373-7.
8. P. Malfertheiner và các cộng sự. (2022), "Management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht VI/Florence consensus report", Gut.
9. E. A. Marcus, G. Sachs và D. R. Scott (2015), "Colloidal bismuth subcitrate impedes proton entry into Helicobacter pylori and increases the efficacy of growth-dependent antibiotics", Aliment Pharmacol Ther. 42(7), tr. 922-33.
10. V. Stanghellini và các cộng sự. (2016), "Gastroduodenal Disorders", Gastroenterology. 150(6), tr. 1380-92.