KẾT QUẢ KHẢO SÁT CẤU TRÚC CUỐN MŨI DƯỚI QUÁ PHÁT BÙ TRỪ BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRƯỚC PHẪU THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC CHỌN LỰA PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN LỆCH VÁCH NGĂN MŨI

Nguyễn Triều Việt1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi cấu trúc của cuốn mũi dưới khi có hiện tượng quá phát bù trừ liên quan đối bên với lệch vách ngăn mũi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu này được thực hiện trên 64 bệnh nhân bao gồm 34 nam và 30 nữ, mang lại các thông tin về cấu trúc giải phẫu của cuốn mũi dưới bao gồm cấu trúc xương cuốn, độ dày niêm mạc của cuốn mũi ở các phía bên dựa trên chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 46.2±12, chiều rộng của cuốn mũi dưới được ghi nhận như sau: ở phần trước là 5.76 mm đối với nhóm chứng và tương ứng là 10.05 mm ở nhóm quá phát bù trừ, ở phần giữa và phần sau kết quả tương ứng của 02 nhóm là 5.68 mm so với 10.11 và 5.60 so với 10.25 mm. Kết luận: Khảo sát trên 64 trường hợp cho thấy việc đánh giá cấu trúc của cuốn mũi dưới qua các hình ảnh được ghi nhận trên CT scan mang lại nhiều hữu ích, có thể giúp đưa ra một tiếp cận thích hợp trong việc lập kế hoạch can thiệp phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Berger, G.; Hammel (2000), I.; Berger, R.; Avraham, S. & Ophir, D. “Histopathology of the inferior nasal concha with compensatory hypertrophy in patients with deviated nasal septum”. Laryngoscope, 111(12):2100--5, 2000. Casserius, J. Pentaesthesion. Venice, Italy, N. Misserinuon, 1609. pp.112-5
2. Carlos Chiesa Estomba (2015), “Compensatory hypertrophy of the contralateral inferior turbinate in patients with unilateral nasal septal deviation. A computed tomography study”, Otolaryngol Pol ; 69 (2): 14-20
3. Fairbanks, D. N, “Snoring: surgical vs. nonsurgical management”, Laryngoscope, 94(9):1188-92
4. Haight (1983), J. S. & Cole, P, “The site and function of the nasal valve”. Laryngoscope, 93(1):49-55
5. Lai, V. W. & Corey, J. P, ”The objective assessment of nasal patency”, Ear Nose Throat J., 72(6):395-400
6. Li, K. K. (1998),” Radiofrequency volumetric tissue reduction for treatment of turbinate hypertrophy: a pilot study” Otolaryngol. Head Neck Surg., 119(6):569-73,
7. Pratt, J. A 9 (2015), “Conservation of turbinates,” Trans. Am. Acad. Ophthalmol. Otolaryngol., 20:136
8. Seeger, J.; Zenev (2003), “Bipolar radiofrequency- induced thermotherapy of turbinate hypertrophy. Pilot study and 20 months’follow up,” Laryngoscope, 113(1):130-5