ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH CÓ KHOAN CẮT MẢNG XƠ VỮA VÔI HÓA BẰNG ROTABLATOR Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp tái tạo mạch máu đã và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho bệnh động mạch vành tắc nghẽn. Từ năm 2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang đã trang bị hệ thống khoan cắt mảng xơ vữa Rotablator và đang từng bước triển khai thủ thuật này cho các bệnh nhân có chỉ định. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tổn thương và kết quả điều trị can thiệp động mạch vành có khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator ở bệnh nhân hội chứng vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tuyển chọn được 260 bệnh nhân mắc HCVM, trong đó có 40 bệnh nhân có chỉ định khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 67,33 ± 10,34 tuổi, nam giới chiếm 55,8%. Phần lớn bệnh nhân có tiền sử mắc tăng huyết áp (84,9%) và bệnh mạch vành (70,4%). Đau ngực độ III theo CCS chiếm 50,8% và 78,2% không có suy tim. Tổn thương 1 nhánh, 2 nhánh và 3 nhánh ĐMV lần lượt là 37,7%, 24,2% và 38,1%, trong đó 65,8% không có vôi hoá ĐMV, vị trí tổn thương thường gặp nhất là động mạch liên thất trước (86,9%), tiếp theo là động mạch vành phải (67,7%) và động mạch mũ (55,8%). Chiến lượt RA lần đầu được tiến hành trên 87,5% bệnh nhân. Đường vào là động mạch quay phải chiếm 99,6%, với ống thông 6F chiếm tới 99,2%. Tất cả các bệnh nhân đều chỉ sử dụng một đầu khoan với kích thước là 1,25 mm chiếm 87,5%, tốc độ khoan trung bình lớn nhất là 181750 ± 4425,31vòng/phút, tổng thời gian khoang trung bình là 53,1 ± 23,29 giây. Kết quả điều trị thành công là 100% và hầu hết không có biến chứng trong lúc thực hiện RA. Kết luận: Đa phần các bệnh nhân HCVM có tổn thương phối hợp nhiều nhánh ĐMV. Tất cả các bệnh nhân mắc HCVM được can thiệp bằng thủ thuật RA đều thành công và hầu hết không có biến chứng trong lúc thủ thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng vành mạn (HCVM), xơ vữa mạch vành, Rotablator (RA), động mạch vành.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hữu Tuấn, Mạnh Hùng Phạm, Nhật Minh Phạm và cộng sự. Kết quả của thủ thuật khoan phá mảng xơ vữa vôi hoá động mạch vành bằng Rotablator tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2024.108, 31-45.
3. Phạm Gia Khải và cộng sự. Khuyến cáo can thiệp động mạch vành qua da. Hội Tim mạch học Việt Nam. 2008.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên nghành Tim mạch. Nhà xuất bản Y học. 2017.
5. Nguyễn Minh Nguyệt, Trần Viết An, Phạm Thanh Phong. Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành trên bệnh nhân nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính tại Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ năm 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021.39, 199-203.
6. Vũ Hoàng Vũ, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Xuân Vinh và cộng sự. Đánh giá an toàn và hiệu quả của khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng Rotablator trong can thiệp động mạch vành qua da. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2021.97, 101-112.
7. Kawamoto H., Azeem L., Neil R. và cộng sự. Planned versus provisional rotational atherectomy for severe calcified coronary lesions: Insights From the ROTATE multi‐center registry. Catheterization and Cardiovascular Interventions. 2016.88(6), 881-889.
8. Kotajärvi J., Anna-Maija T., Juha H. và cộng sự. Correlation of the disease-specific Canadian Cardiovascular Society (CCS) classification and health-related quality of life (15D) in coronary artery disease patients. PloS one. 2022.17(4), e0266101.
9. Levine G.N., Bates E.R., Blankenship J.C. và cộng sự. 2011 ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary Intervention: executive summary: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions. Catheter Cardiovasc Interv. 2012.79(3), 453-495.
10. Moussa I., Di Mario C., Moses J. và cộng sự. Coronary stenting after rotational atherectomy in calcified and complex lesions. Angiographic and clinical follow-up results. Circulation. 1997.96(1), 128-136.