ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG DẠ DÀY TÁ TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Thuốc kháng viêm không steroid được biết đến là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau Helicobacter pylori gây nên viêm loét ở đường tiêu hóa trên. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và một số yếu tố liên quan tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng trên đối tượng bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có nhóm chứng trên 200 người bệnh đến khám tại Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương dạ dày có liên quan đến sử dụng NSAID là 80% ở nhóm nghiên cứu, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm chứng là 49%. Vị trí tổn thương dạ dày/tá tràng ở nhóm sử dụng NSAID chủ yếu là ở hang vị (77%), môn vị (22%), ít thấy tổn thương thân vị (3%) và toàn bộ dạ dày (1%). H.pylori là yếu tố thuận lợi gây viêm loét dạ dày trên bệnh nhân sử dụng NSAID. Kết luận: đối tượng bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID có mối liên quan mật thiết với tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt trên đối tượng có nhiễm H.pylori kèm theo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kháng viêm non-steroid, viêm loét dạ dày-tá tràng, Helicobacter pylori.
Tài liệu tham khảo
2. Elvira L Masso Gonzalez. Variability among nonsteroidal antiinflammatory drugs in risk of upper gastrointestinal bleeding. Arthritis Rheumatism. 2010. 62(6), 1592-1601.
3. Chih-Ming Liang. Risk of recurrent peptic ulcer disease in patients receiving cumulative defined daily dose of nonsteroidal anti-inflammatory drugs. Journal of Clinical Medicine. 2019. 8(10), 1722.
4. Phạm Thị Huệ. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có Helocobacter pylori âm tính tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông. Tạp chí y dược học Việt Nam. 2022. 520(1A), 31-33.
5. Nghiêm Văn Mạnh. Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi của bệnh nhân viêm dạ dày Helicobacter pylori âm tính điều trị tại khoa lão bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội. Tạp chí y dược học Việt Nam. 2023. 522(2), 68-70.
6. Hứa Phước Trường. Tỷ lệ và kết quả điều trị nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tráng khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ.2021.(40),14-20.
7. Thái Thị Hồng Nhung. Nghiên cứu các tổn thương đường tiêu hóa trên và tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân đến nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2019. 10, 72-77.
8. Phạm Ngọc Doanh. Nghiên cứu tỷ lệ kháng Larithromycin của Helicobacter pylori bằng phương pháp PCR-RFLP và kết quả điều trị của phác đồ nối tiếp cải tiến RA-RLT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Trường đại học y dược Huế. 2019.79.
9. Bordin Dmitry S. Drug-Associated Gastropathy: Diagnostic Criteria. Diagnostics. 2023. 13(13), 2220.
10. Saeed Hamid. Frequency of NSAID induced peptic ulcer disease. Journal of Pakistan Medical Association. 2006. 56(5), 218.