KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NHẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Minh Hải Vũ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương sọ não nhẹ. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 501 bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ (GCS từ 13-15 điểm) điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh-Cột sống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: 501 bệnh nhân gồm 344 nam (68,7%), 157 nữ (31,3%). Tuổi trung bình: 44,96 ± 21,92 tuổi; Tuổi nhỏ nhất: 2 tuổi; Tuổi cao nhất: 96; Nhóm tuổi (19-59) chiếm (57,6%); nhóm tuổi (60-96) chiếm (29,5%). Nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất (60,9%), tai nạn sinh hoạt (29,5%), tai nạn lao động (5,0%). Lâm sàng triệu chứng đau đầu chiếm (88,6%); vết thương rách da đầu (38,9%); tụ máu dưới da đầu (24,8%); nôn (20,0%). 64,3% bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ chụp cắt lớp vi tính có tổn thương nội sọ trong đó có 1 tổn thương chiếm 45,3%, có 2 tổn thương phối hợp chiếm (15,0%), có từ 3 tổn thương phối hợp (4,0%). Đa số bệnh nhân điều trị nội khoa, chỉ có 42 bệnh nhân (8,4%) trong quá trình theo dõi và điều trị xấu đi có chỉ định phẫu thuật. Kết quả ra viện đa số tốt (97,6%), tuy nhiên vẫn có (0,4%) bệnh nhân sống thực vật và tử vong là (0,2%). Kết luận: Chấn thương sọ não nhẹ có tỉ lệ máu tụ nội sọ (64,3%), đa số điều trị nội khoa cho kết quả tốt, tuy nhiên diễn biến phức tạp, vẫn có bệnh nhân diễn biến nặng để lại di chứng nặng và tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Văn Hệ, Kiều Đình Hùng (2010), Chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não nguy có thấp, Y học Việt Nam tháng 7- số 1/2010.
2. Phạm Tỵ (2010), Điều trị chấn thương sọ não nhẹ, Y học Việt Nam tháng 6-số 1/2010.
3. Timothy E Sweeney , và cộng sự (2015), Prediction of neurosurgical intervention after mild traumatic brain injury using the national trauma data bank. World J Emerg Surg. 2015 Jun 6;10:23. doi: 10.1186/s13017-015-0017-6.
4. Pierre Borczuk và cộng sự (2018), Rapid Discharge After Interfacility Transfer for Mild Traumatic Intracranial Hemorrhage: Frequency and Associated Factors. West J Emerg Med. 2019 Mar;20(2):307-315.
5. Amir Saied Seddighi và cộng sự (2013), Factors predicting early deterioration in mild brain trauma: a prospective study. Brain Inj 2013;27(13-14):1666-70. doi: 10.3109/02699052.2013.830333.