ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÈN SOI THANH QUẢN CÓ VIDEO HỖ TRỢ LÊN THÀNH CÔNG LẦN ĐẦU VÀ CHẤN THƯƠNG ĐƯỜNG THỞ Ở BỆNH NHÂN TIÊN LƯỢNG ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ

Nguyễn Toàn Thắng1,2,, Sok Sethy1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đặt nội khí quản (NKQ) khó luôn là thách thức đối với bác sỹ gây mê hồi sức. Nghiên cứu nhằm so sánh tỉ lệ thành công lần đầu và chấn thương đường thở trên khi dùng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ so với đèn soi thanh quản trực tiếp ở bệnh nhân có tiên lượng đặt NKQ khó. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai trên 104 bệnh nhân gây mê NKQ có yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào nhóm M (n=52, dùng đèn soi trực tiếp) và nhóm VL (n=52, dùng đèn soi có video hỗ trợ). Các chỉ số đánh giá chính là tỉ lệ đặt NKQ thành công lần đầu và các chấn thương đường thở. Kết quả: Không có khác biệt giữa hai nhóm về đặc điểm nhân trắc và phân bố các yếu tố liên lượng NKQ khó. Tỉ lệ đặt NKQ thành công ở lần đầu tiên của nhóm VL là 100%, nhóm M là 57,7% (p<0,05). Tỉ lệ đau họng ở giờ thứ 6 sau rút NKQ, chảy máu môi/lưỡi và hầu họng ở nhóm VL thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm M với các tỉ lệ tương ứng là: 15,6% và 6,9%; 7,8% và 0%; 38,9% và 27,6% (p<0,05). Kết luận: Sử dụng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ làm tăng tỉ lệ thành công trong lần đặt NKQ đầu tiên và giảm biến chứng chảy máu và đau họng ở các bệnh nhân có yếu tố tiên lượng NKQ khó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Apfelbaum, J.L., et al., 2022 American Society of Anesthesiologists Practice Guidelines for Management of the Difficult Airway. Anesthesiology, 2022. 136(1): p. 31-81.
2. Hews, D.J., D.K. El-Boghdadly, and D.I. Ahmad, Difficult airway management for the anaesthetist. 2019. 80(8): p. 432-440.
3. Joffe, A.M., et al., Management of Difficult Tracheal Intubation: A Closed Claims Analysis. Anesthesiology, 2019. 131(4): p. 818-829.
4. Saul, S.A., P.A. Ward, and A.F. McNarry, Airway Management: The Current Role of Videolaryngoscopy. J Pers Med, 2023. 13(9).
5. Asai, T. and N. Jagannathan, Videolaryngoscopy Is Extremely Valuable, But Should It Be the Standard for Tracheal Intubation? Anesth Analg, 2023. 136(4): p. 679-682.
6. Lewis, S.R., et al., Videolaryngoscopy versus direct laryngoscopy for adult patients requiring tracheal intubation. Cochrane Database Syst Rev, 2016. 11(11): p. Cd011136.
7. Pieters, B.M.A., et al., Videolaryngoscopy vs. direct laryngoscopy use by experienced anaesthetists in patients with known difficult airways: a systematic review and meta-analysis. Anaesthesia, 2017. 72(12): p. 1532-1541.
8. Xue, F.-S., et al., Current Evidences for the Use of UEscope in Airway Management. 2017. 130(15): p. 1867-1875.
9. Zeng Q, et al., Comparative study of HC videolaryngoscope and disposable conventional laryngoscope for tracheal intubation (in Chinese). Clin J Med Off 2014. 42: p. 860-2.
10. Liu XC, et al., Application of UE videolaryngoscopy in patients with an abnormal airway anatomy and undergoing cerebral aneurysm embolization (in Chinese). Chin J Clin Anat, 2015(33): p. 479-81.