TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU DO DÂY RÀNG THUN THEO THANG ĐIỂM CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU

Nguyễn Thanh Nam1, Tôn Tường Trí Hải2,, Biện Thị Cẩm Vân1
1 Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Dây ràng thun là một công cụ rẻ tiền và dễ tìm kiếm để cố định và chuyên chở vật dụng, được sử dụng phổ biến trong lao động, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong du lịch, dã ngoại. Tuy nhiên, sử dụng dây ràng thun có thể dẫn đến những chấn thương mắt rất nghiêm trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun và tiên lượng thị lực theo thang điểm chấn thương nhãn cầu (OTS). Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu. Mẫu gồm 104 bệnh nhân chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun được điều trị nội trú tại Bệnh viện Mắt TP.HCM trong từ 1/4/2018 đến 31/3/2019. Các đặc điểm về thị lực và các tổn thương mắt cụ thể, cũng như hiểu biết của bệnh nhân về nguy cơ chấn thương được ghi nhận. Kết quả: Thị lực lúc nhập viện đa số là đếm ngón tay đến sáng tối âm tính (84.62%). Tổn thương hay gặp nhất ở bán phần trước là xuất huyết tiền phòng (85.58%), ở bán phần sau là xuất huyết dịch kính (80.77%), và ở phần phụ là tụ máu mi (53.85%). Đa số bệnh nhân được phân loại 1-2 (68.27%) theo thang điểm chấn thương nhãn cầu. Chỉ 8.65% bệnh nhân hiểu biết về nguy cơ chấn thương mắt do dây ràng thun. Kết luận: Chấn thương nhãn cầu do dây ràng thun trong đa số trường hợp có thể dẫn đến giảm thị lực nặng không hồi phục. Do đó, cần có sự cảnh báo rõ ràng cho người sử dụng dây ràng thun từ truyền thông, cũng như nhà sản xuất để giảm thiểu tần suất chấn thương

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aldave AJ, Gertner GS, Davis GH, Regillo CD, Jeffers JB (2001). Bungee cord–associated ocular trauma. Ophthalmology, 108(4):788-92.
2. Brouzas D, Charakidas A, Papagiannakopoulos D, Koukoulomatis P (2003). Elastic cord-induced ocular injuries. Injury. 34(5):323-6.
3. Cooney MJ, Pieramici DJ (1997). Eye injuries caused by bungee cords. Ophthalmology; 104(10):1644-7.
4. Chaudhry NA, Flynn HW, Palmberg PF (1999). Elastic cord-induced cyclodialysis cleft and hypotony maculopathy. Ophthalmic Surgery, Lasers and Imaging Retina; 30(8):678-80.
5. Chorich III LJ, Davidorf FH, Chambers RB, Weber PA (1998). Bungee cord-associated ocular injuries. American journal of ophthalmology; 125(2):270-2.
6. Gray RH, Menage MJ, Cook SD, Harcourt J (1998). Eye injuries caused by elasticated straps. British medical journal (Clinical research ed.); 296(6629):1097.
7. Hollander DA, Aldave AJ (2002). Ocular bungee cord injuries. Current opinion in ophthalmology; 13(3):167-70.
8. Kuhn Ferenc (2008). The Birmingham Eye Trauma Terminology (BETT), “Ocular Traumatology”, Springer, pp. 5-16.
9. Litoff D, Catalano RA. Ocular injuries caused by elastic cords. Archives of Ophthalmology. 1991 Nov 1;109(11):1490-1.
10. Nichols CJ, Boldt HC, Mieler WF, Han DP, Olsen K. Ocular injuries caused by elastic cords. Archives of ophthalmology. 1991 Mar 1;109(3):371-2.