ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ VÀ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ NGẮN HẠN THẤT BẠI BẰNG THUỐC NEXIUM LIỀU CAO TRUYỀN TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DO LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG PHÂN LOẠI FORREST IIB

Nguyễn Thế Bảo1,, Huỳnh Hiếu Tâm1, Ngô Đại Dương1, Trần Công Đăng1, Võ Đức Tính1, Lê Thị Ngọc Huyền1, Phan Văn Tiễn1,2, Nguyễn Thúy Quyên1, Pham Minh Tâm1, Võ Nhật Khoa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của Nexium ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng Forrest IIB hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mức độ nghiêm trọng của xuất huyết, bao gồm số lượng máu mất, dấu hiệu sinh tồn không ổn định, và yêu cầu truyền máu nhiều, là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết cục điều trị thất bại Nexium liều cao truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng phân loại Forrest IIB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng trên 51 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng Forrest IIB được điều trị bằng thuốc Nexium liều cao truyền tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64,7 ± 17,1 và tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Điểm Blatchford trung bình là 11,6 ± 3,0 điểm, tỷ lệ truyền máu truyền trung bình là 94,1% và trung vị số lượng máu truyền là 3 đơn vị. Kết cục thất bại sau điều trị ghi nhận là 17,6%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy số lượng máu truyền ≥ 5 đơn vị làm tăng khả năng thất bại điều trị 49,3 lần (KTC 95%: 1,8 – 1390,1; p = 0,022) và mạch ≥ 100 lần/phút lúc nhập viện làm tang nguy cơ thất bại điều trị 20,7 lần (KTC 95%: 1,1 – 409,3; p = 0,046), có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Đa phần bệnh nhân xuất huyết do loét dạ dày tá tràng nhóm Forrest IIB đáp ứng tốt với điều trị nội khoa bằng Nexium liều cao truyền tĩnh mạch. Trong đó, số lượng máu truyền ≥ 5 đơn vị và mạch ≥ 100 lần/phút tại thời điểm nhập viện có liên quan đến tăng tỷ lệ điều trị kết cục thất bại

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoàng Trọng Thảng Hoàng Phương Thủy, "Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2014. 21:77-85.
2. Barkun A. N. Bardou M., Kuipers E. J., "International consensus recommendations on the management of patients with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding", Annals of Internal Medicine. 2010. 152(2):101-113.
3. Bitar S.M. Moussa M., "The risk factors for the recurrent upper gastrointestinal hemorrhage among acute peptic ulcer disease patients in Syria: A prospective cohort study", Ann Med Surg (Lond). 2022. 74:103252.
4. Gralnek I. M. Dumonceau J. M., Kuipers, E. J., "Diagnosis and management of nonvariceal upper gastrointestinal hemorrhage: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline", Endoscopy. 2015. 47(10):a1-a46.
5. Kim S.H. Jung J.T., Kwon J.G., et al., "Comparison between Endoscopic Therapy and Medical Therapy in Peptic Ulcer Patients with Adherent Clot: A Multicenter Prospective Observational Cohort Study", Korean J Gastroenterol. 2015. 66(2):98-105.
6. Laursen S. B., J. M. Hansen và O. B. Schaffalitzky de Muckadell (2012), "The Glasgow Blatchford score is the most accurate assessment of patients with upper gastrointestinal hemorrhage", Clin Gastroenterol Hepatol. 10(10), tr. 1130-1135.e1.
7. Olivarec-Bonilla M., A. M. García-Montano và A. Herrera-Arellano (2020), "Upper gastrointestinal hemorrhage re-bleeding risk according to the Glasgow-Blatchford scale: a triage tool", Gac Med Mex. 156(6), tr. 493-498.
8. Sverdén E. Mattsson F., Lindström D., Sondén A., Lu Y., Lagergren J., "Transcatheter arterial embolization compared with surgery for uncontrolled peptic ulcer bleeding: a population-based cohort study", Ann Surg. 2019. 269(2):304-309.
9. Wang C. H. Ma M. H., Chou H. C., "High-dose vs non-high-dose proton pump inhibitors after endoscopic hemostasis in patients with peptic ulcer bleeding: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials", Archives of Internal Medicine. 2009. 170(9):751-758.