ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LO ÂU CỦA CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH TRONG THỜI GIAN DỊCH COVID-19 DIỄN BIẾN PHỨC TẠP TẠI ĐÀ NẴNG

Thị Kim Yến Ngô 1, Thị Hoài Vi Trần 1,, Thanh Thủy Trần 1, Tiên Hồng Nguyễn 1, Thị Kim Chi Phạm 1, Văn Trình Trương 1, Thu Tùng Võ 1, Ngọc Thanh Nguyễn 1, Văn Thắng Võ 2
1 Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
2 Viện Nghiên cứu sức khỏe cộng động - Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ lo âu của các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch và mô tả các yếu tố liên quan đến mức độ lo âu của các cán bộ y tế trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cán bộ y tế tại các cơ sở y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể gồm 04 đơn vị: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (Bệnh viện dã chiến Hoà Vang), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Cán bộ y tế tại các đơn vị tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại thời điểm làn sóng dịch thứ 2 tại thành phố Đà Nẵng; Trên 18 tuổi; Không có rối loạn năng lực nhận thức và hành vi; Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu. Không đáp ứng tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021 trên 602 cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng đích. Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn sử dụng các câu hỏi nhiều lựa chọn và sử dụng thang đo DASS21 (lấy ra 07 câu đánh giá về mức độ lo âu).






Mức độ lo âu




Điểm Lo âu






Bình thường




0 – 7






Nhẹ




8 – 9






Vừa




10 – 14






Nặng




15 – 19






Rất nặng




≥20






Thang đo DASS21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Thang đo DASS21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hoá. Kết quả: Trong số 602 đối tượng tham gia khảo sát, tỷ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu ở mức rất cao (70,1%). Tỷ lệ đối tượng rối loạn lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 6,6%, 18,8% và 44,6% % tổng số đối tượng. Tình trạng lo âu hay xảy ra bao gồm: Cảm thấy bị khô miệng, hay lo lắng về các tình huống có thể khiến bản thân bẽ mặt, hay bị ra mồ hôi trộm. Có 03 yếu tố dân số và công việc liên quan đến biểu hiện rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu, trong đó các yếu tố về dân số bao gồm: cơ sở tuyến đầu chống dịch (Biểu hiện lo âu ở Bệnh viện Đà Nẵng cao hơn so với những đối tượng công tác tại các đơn vị khác (OR= 3,382; 95%CI: 1,832-6,243; p<0,05); các yếu tố khác từ công việc liên quan đến biểu hiện lo âu gồm: có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 (OR= 0,361; 95%CI: 0,547-1,238; p<0,05), tổng điểm áp lực từ nhóm 07 yếu tố áp lực liên quan đến công việc ở mức cao (OR= 1,246; 95%CI: 1,159-1,342; p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra trạng thái lo âu của các cán bộ tuyến đầu chống dịch bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19 trong thời điểm Đà Nẵng được xem là tâm dịch COVID-19 của cả nước. Cần có nhiều biện pháp can thiệp để bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế trong thời gian đến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Sáng 16/10 không ca mắc COVID-19, Việt Nam chữa khỏi 1.030 bệnh nhân, https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-335.
2. Holshue ML, DeBolt C, Lindquist S, Lofy KH, Wiesman J, Bruce H, et al. First case of 2019 novel coronavirus in the United States. N Engl J Med. 2020;382(10):929–36. https:// doi.org/ 10.1056/ NEJMoa2001191.
3. Dimitrios Giannis (2020), Impact of coronavirus disease 2019 on healthcare workers: beyond the risk of exposure, Postgraduate Medical Journal.
4. Thân Mạnh Hùng và cộng sự (2020), “Sức khỏe Tâm thần và Kết quả Chất lượng Cuộc sống Liên quan đến Sức khỏe của các Nhân viên Y tế Tuyến đầu trong Thời kỳ Đỉnh điểm bùng phát COVID-19 ở Việt Nam: Một nghiên cứu cắt ngang”. Risk Management And Healthcare Polyci 2020; 13:2927–2936.
5. Rafia Tasnim, Md. Saiful Islam (2020), “Prevalence and correlates of anxiety and depression in frontline healthcare workers treating people with COVID-19 in Bangladesh”. PsyArXiv, 23 Sept. 2020, pp. 4,5,10.
6. Ngọc Sao (2017), Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên khoa Hồi sức cấp cứu tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội năm 2017.
7. Nguyễn Thị Phương Lan và cộng sự, “Các yếu tố căng thẳng tâm lý,mối quan tâm và hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong thời gian bùng phát dịch bệnh Coronavirus 2019 (Covid 19)”. Public Health, 19 March 2021, pp. 2. https: //doi.org/ 10.3389/fpubh.2021.628341.