SỬ DỤNG GIA SỬ SỨC KHOẺ PHÂN TẦNG NGUY CƠ UNG THƯ VÚ CHO CÁC GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ Ở VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư (UT) vú là loại UT phổ biến và có liên quan gen di truyền. GSSK hỗ trợ quản lý và phát hiện sớm UT vú trong các gia đình. Mục tiêu: 1. Lập gia sử sức khoẻ (GSSK) có lưu hành ung thư (UT) vú ở Việt Nam 2. Dựa trên GSSK phân loại nguy cơ UT vú theo CDC cho thân nhân bậc 1 và bậc 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 144 GSSK đương sự là bệnh nhân UT vú từ 5/2023 - 8/2023. Thu thập thông tin GSSK bằng phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc video. Phân tích đặc điểm GSSK và phân loại nguy cơ UT vú theo hướng dẫn của CDC. Kết quả: 89,5% GSSK bao gồm 3-4 thế hệ, trung bình 17,11 ± 6,11 thân nhân. Thân nhân bậc I mắc UT vú (28,5%) cao hơn thân nhân bậc II (8,4%), trong đó tỷ lệ cao nhất là mẹ đương sự (48,6%). Lượng giá theo CDC: 78,4% GSSK thuộc nhóm nguy cơ cao, 21,6% nguy cơ trung bình. Bậc gia đình và số lượng thân nhân mắc bệnh là yếu tố quyết định mức độ nguy cơ (p < 0,001). Kết luận: GSSK là công cụ hữu ích để đánh giá toàn diện nguy cơ UT vú ở thân nhân bệnh nhân, giúp phân loại nguy cơ theo CDC và xác định đối tượng cần tư vấn, tầm soát và theo dõi phù hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
GSSK, ung thư vú, nguy cơ, phân loại CDC.
Tài liệu tham khảo
2. Lan, N. T. M. (2020). Nghiên cứu tỷ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2014-2016 (Luận án Tiến sĩ Y học). Đại học Y Hà Nội.
3. Liaw, Y. Y., Loong, F. S., Tan, S., Chong, Y. L., Madhukumar, P., Yong, W. S.,... & Tan, P. H. (2020). A retrospective study on breast cancer presentation, risk factors, and protective factors in patients with a positive family history of breast cancer. The Breast Journal, 26(3), 469-473.
4. Molina-Montes, E., Requena, M., Sánchez-Cantalejo, E., Fernández, M. F., Arroyo-Morales, M., Espín, J.,... & Sánchez, M. J. (2015). Risk of second cancers cancer after a first primary breast cancer: a systematic review and meta- analysis. Gynecologic Oncology, 136(1), 158-171.
5. Brewer HR, Jones ME, Schoemaker MJ, Ashworth A, Swerdlow AJ. (2017). Family history and risk of breast cancer: an analysis accounting for family structure. Breast Cancer Res Treat. 165(1):193-200. doi:10.1007/s10549-017-4325-2.
6. Sung, H., Ferlay, J., Siegel, R. L., Laversanne, M., Soerjomataram, I., Jemal, A., & Bray, F. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 71(3), 209-249. https://doi.org/ 10.3322/ caac.21660
7. Tran VT, Nguyen ST, Pham XD, et al. 2022. Pathogenic Variant Profile of Hereditary Cancer Syndromes in a Vietnamese Cohort. Front Oncol. Vol 11. https://doi.org/10.3389/fonc.2021.789659
8. Wildin, R. S., Messersmith, D. J., & Houwink, E. J. F. (2021). Modernizing family health history: achievable strategies to reduce implementation gaps. Journal of Community Genetics, 12(3), 493-496. https://doi.org/10. 1007/s12687-021-00531-6