TỶ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN SINH SỐNG TẠI MỘT SỐ VÙNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Nguyễn Thanh Gia1,, Nguyễn Thị Minh Anh1, Trần Thị Mỹ Huyền1, Nguyễn Đình Minh Mẫn1, Lê Đình Dương1, Nguyễn Minh Tú1, Trần Bình Thắng1, Trần Đình Trung1, Đặng Thị Anh Thư1, Trần Như Minh Hằng1
1 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm xác định tỷ lệ rối loạn lo âu theo thang GAD-7 (Generalised Anxiety Disorder-7 items) ở người dân sinh sống tại một số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 595 người dân từ 18 tuổi trở lên, từ tháng 10/2022 đến tháng 01/2023. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu được xác định thông qua mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu ở đối tượng chiếm 15,5%. Nông ngư-dân (OR=3,85, KTC95%:1,19-12,5 so với người buôn bán), người thuộc hộ nghèo-cận nghèo (OR=2,39, KTC95%:1,25- 4,60), không hài lòng sức khỏe hiện (OR=4,75, KTC95%:2,56-8,82), từng bị ảnh hưởng do ngập lụt trong vòng 1 năm qua (OR=4,17, KTC95%:2,08-8,39), gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn (OR=9,44, KTC95%:4,03-22,12) góp phần làm tăng khả năng rối loạn lo âu ở đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Chính quyền và ngành y tế địa phương cần tăng cường sàng lọc rối loạn lo âu, khuyến khích người dân tăng cường tập thể dục, cải thiện sức khỏe tốt hơn, đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó bão lụt cho đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD 2019 Disease and Injuries Collaborators. “Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019”, Lancet, 2020; 396 (10258), pp. 1204-1222. doi: 10.1016/S0140-6736 (20)30925-9.
2. Brådvik L. “Suicide Risk and Mental Disorders”, Int J Environ Res Public Health, 2018;15(9), pp. 1-4.
3. Goldmann E, Galea S. Mental health consequences of disasters. Annu Rev Public Health,2014; 35:169–83. doi: 10.1146/annurev-publhealth-032013-182435
4. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 về Phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025. 2022.
5. Pollack A. A., Weiss B. và Trung L. T. “Mental health, life functioning and risk factors among people exposed to frequent natural disasters and chronic poverty in Vietnam”, BJPsych Open, 2016; 2(3), pp. 221-232. doi: 10.1192/ bjpo.bp.115. 002170
6. Kader Maideen S. F., Mohd Sidik S., Rampal L., Mukhtar F. “Prevalence, associated factors and predictors of anxiety: a community survey in Selangor, Malaysia”, BMC Psychiatry, 2015; 15, pp. 262.
7. Clare E French, Thomas D Waite, Ben Armstrong, et al. “Impact of repeat flooding on mental health and health-related quality of life: a cross-sectional analysis of the English National Study of Flooding and Health”, BMJ Open, 2019; 9(11), pp. e031562.
8. Stanke Carla, Virginia Murray, Richard Amlôt, Dr Jo Nurse, Richard Williams. “The effects of flooding on mental health: Outcomes and recommendations from a review of the literature”, PLoS Curr, 2012; 4, pp. e4f9f1fa9c3cae.