BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY PHỨC HỢP GÒ MÁ

Thị Cẩm Hà Lê 1,, Diệu Hồng Đinh 2, Triệu Hùng Đặng 1, Hoàng Tuấn Phạm 3
1 Viện Đào tạo Răng hàm mặt,Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gãy phức hợp gò má là những chấn thương hàm mặt phổ biến có thể dẫn đến mất thẩm mỹ và suy giảm chức năng. Trên thực tế, việc tái tạo phức hợp gò má vẫn là một thách thức đối với bác sĩ phẫu thuật hàm mặt vì vị trí quan trọng của nó trong thẩm mỹ khuôn mặt và những biến chứng, di chứng sau phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gò má. Mục tiêu: Mô tả và phân tích biến chứng sau phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gò má. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan và phân tích dữ liệu về biến chứng sau phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gò má từ các bài báo, luận văn, luận án trên trang cơ sở dữ liệu Pubmed, Google Scholar, EBSCOhost Research Databases, thư viện trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả: Tổng hợp trong 926 nghiên cứu lọc tên bài và phần giới thiệu trên 3 trang cơ sở dữ liệu: Pubmed, Google Scholar, ESBCO host Research Databases được 72 nghiên cứu. Tiếp tục đánh giá chi tiết các tài liệu chọn được 7 tài liệu đạt tiêu chuẩn đưa vào phân tích: 2 nghiên cứu tiến cứu và 5 nghiên cứu hồi cứu. Kết quả phân tích cho thấy: Biến chứng được ghi nhận nhiều nhất trong các nghiên cứu là tê bì dị cảm vùng gò má, cánh mũi. Biến chứng về mắt sau phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gó má thường gặp là nhìn đôi, lõm mắt, lồi mắt,…Biến chứng về khớp cắn có thể gặp là hạn chế há miệng hoặc sai khớp cắn. Ngoài các biến chứng đặc trưng, phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gò má còn có thể gặp các biến chứng của một phẫu thuật kết hợp xương thông thường như nhiễm trùng, lộ nẹp, sẹo xấu,… Đường gãy phức tạp và di lệch có tỷ lệ biến chứng cao hơn các đường gãy đơn giản và không di lệch. Đường rạch bờ dưới ổ mắt có tỷ lệ biến chứng cao hơn các đường rạch khác. Kết luận: Các biến chứng sau phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gò má thường gặp bao gồm: nhiễm trùng, lộ nẹp, bất cân xứng khuôn mặt, tê bì, dị cảm vùng gò má, cánh mũi, nhìn đôi, sẹo xấu, hạn chế há miệng,… Một số yếu tố có liên quan đến các biến chứng sau phẫu thuật điều trị gãy phức hợp gò má như vị trí, tính chất đường gãy, vị trí đường rạch trong phẫu thuật,…

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brucoli M, Boffano P, Broccardo E et al. (2019), The ‘European zygomatic fracture’ research project: The epidemiological results from a multicenter European collaboration. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery; 47: 616-621 (https://doi.org/10.1016/j.jcms.2019.01.026).
2. Bartoli D, Fadda M.T, Battisti A et al. (2015), Retrospective analysis of 301 patients with orbital floor fracture. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery. 43(2):244-7 (https://doi.org/10.1016/j.jcms.2014.11.015).
3. Mueller CK, Zeiß F, Mtsariashvili M et al. (2012Correlation between clinical findings and CT-measured displacement in patients with fractures of the zygomaticomaxillary complex. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery; 40: e93-e98 (https://doi.org/10.1016/j.jcms.2011.05.009).
4. Chattopadhyay CPK, Chander MGM (2009): Management of Zygomatic Complex Fracture in Armed Forces. Med J Armed Forces India. 65(2):128-30 (https://doi.org/10.1016/S0377-1237(09)80124-X).
5. Forouzanfar T, Salentijn E, Peng G et a. (2013). A 10-year analysis of the ‘Amsterdam’ protocol in the treatment of zygomatic complex fractures. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery. 41(7):616-22 (https://doi.org/10.1016/j.jcms.2012.12.004).
6. Trivellato PFB, Arnez MFM, Sverzut CE (2011). A retrospective study of zygomatico-orbital complex and/or zygomatic arch fractures over a 71-month period. Dental Traumatology; 27: 135–142 (https://doi.org/10.1111/j.1600-9657.2010.00971.x).
7. Salentijn EG, Bergh B, Forouzanfar T (2013). A ten-year analysis of midfacial fractures. J Craniomaxillofac Surg; 41(7):630-6 (https://doi.org/10.1016/j.jcms.2012.11.043).
8. Melicher J, Nerad JA (2012). Zygomaticomaxillary complex fractures. Smith and Nesi’s Ophthalmic Plastic and Reconstructive Surgery: Springer:265–270 (https://doi.org/10.1001/archfacial.2011.1415).
9. Kumar P, Godhi S, Lall AB, et al. (2012). Evaluation of neurosensory changes in the infraorbital nerve following zygomatic fractures. J Maxillofac Oral Surg;11:394–399 (https://doi.org/10.1007/s12663-012-0348-8).