PHÂN TÍCH GỘP (META-ANALYSIS) HIỆU LỰC TÁC DỤNG CỦA DENOSUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH

Hoàng Ánh Vân1, Đặng Thu Trà1, Nguyễn Lê Hiên1, Pham Nữ Hạnh Vân1,
1 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Denosumab là kháng thể đơn dòng IgG2 của người, gắn đặc hiệu trên protein RANKL, ức chế sự biệt hóa các tế bào hủy xương, ngăn cản các tế bào hoạt hóa và do đó ức chế quá trình hủy xương. Phương pháp tổng hợp (meta-analysis) là phương pháp có mức độ bằng chứng cao nhất theo tháp bằng chứng, được ứng dụng nhiều trong y học để cung cấp thông tin tổng hợp về hiệu quả của thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thuốc denosumab 60mg dạng đường tiêm, 6 tháng/1 lần được phân tích gộp so sánh với placebo trên đối tượng phụ nữ mãn kinh có loãng xương. Các bài báo được tìm kiếm từ Pubmed, Cochrane, sử dụng gói meta trong phần mềm R để phân tích. Kết quả: 4 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng phù hợp với tiêu chí lựa chọn và loại trừ đã được đưa vào phân tích. Các  nghiên cứu đều là thử nghiệm lâm sàng phase II hoặc phase III với cỡ mẫu từ 109 đến 7808 bệnh nhân. Nguy cơ sai số của các thử nghiệm lâm sàng được đánh giá qua phương pháp của Cochrane Collaboration, chất lượng các thử nghiệm được đánh giá qua bảng kiểm  CONSORT. Kết quả chỉ ra denosumab làm giảm nguy cơ gãy xương 42%, tăng mật độ xương 7.62% (95% CI: 6.13%-9.11%),tăng mật độ xương 4.82% (95% CI: 3.75%-5.88%), Tăng mật độ xương cánh tay 2.89% (1.75%-4.03%) khi so sánh với placebo. Kết luận: Denosumab giúp làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương so với placebo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Furukawa T.A., Barbui C., Cipriani A. và cộng sự. (2006). Imputing missing standard deviations in meta-analyses can provide accurate results. J Clin Epidemiol, 59(1), 7–10.
2. Nakamura T., Matsumoto T., Sugimoto T. và cộng sự. (2012). Dose–response study of denosumab on bone mineral density and bone turnover markers in Japanese postmenopausal women with osteoporosis. Osteoporos Int, 23(3), 1131–1140.
3. Cummings S.R., Martin J.S., McClung M.R. và cộng sự. (2009). Denosumab for prevention of fractures in postmenopausal women with osteoporosis. N Engl J Med, 361(8), 756–765.
4. Bone H.G., Bolognese M.A., Yuen C.K. và cộng sự. (2011). Effects of Denosumab Treatment and Discontinuation on Bone Mineral Density and Bone Turnover Markers in Postmenopausal Women with Low Bone Mass. J Clin Endocrinol Metab, 96(4), 972–980.
5. Bone H.G., Bolognese M.A., Yuen C.K. và cộng sự. (2008). Effects of Denosumab on Bone Mineral Density and Bone Turnover in Postmenopausal Women. J Clin Endocrinol Metab, 93(6), 2149–2157.
6. von Keyserlingk C., Hopkins R., Anastasilakis A. và cộng sự. (2011). Clinical Efficacy and Safety of Denosumab in Postmenopausal Women with Low Bone Mineral Density and Osteoporosis: A Meta-Analysis. Semin Arthritis Rheum, 41(2), 178–186.
7. Gu H.-F., Gu L.-J., Wu Y. và cộng sự. (2015). Efficacy and Safety of Denosumab in Postmenopausal Women With Osteoporosis: A Meta- Analysis. Medicine (Baltimore), 94(44), e1674.
8. Anastasilakis A.D., Toulis K.A., Goulis D.G. và cộng sự. (2009). Efficacy and Safety of Denosumab in Postmenopausal Women with Osteopenia or Osteoporosis: A Systematic Review and a Meta-analysis. Horm Metab Res, 41(10), 721–729.