MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ MŨI ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG MŨI MẶT Ở NGƯỜI VIỆT TRÊN 18 TUỔI

Hồ Nguyễn Anh Tuấn1, Trần Đăng Khoa1, Phan Trần Thanh Phương2, Pham Trọng Trọng3, Nguyễn Thanh Vân4,
1 Trường Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Phòng Khám thẩm mỹ Khoa Thảo (KAT)
3 Phòng Khám Đa khoa Phước Lộc
4 Trường Y dược Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mũi là một trong những đơn vị thẩm mỹ của mặt, mang tính quyết định đến thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt. Mục tiêu: Xác định số đo trung bình của các chỉ số mũi và mối liên quan giữa các chỉ số này với các đặc điểm hình thái vùng mũi mặt. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát trên sinh viên đang học tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 5/2020 – tháng 01/2021, thực hiện đo các chỉ số nhân trắc mũi bằng phương pháp đo gián tiếp qua ảnh kỹ thuật số bằng phần mềm Image J tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong tổng số 182 sinh viên tham gia, tỉ lệ nữ giới chiếm 55,5%, độ tuổi dao động từ 20 đến 26 tuổi với trung bình là 22 tuổi. Hầu hết sinh viên có dạng mặt nghiêng trước 97,8%. Về dạng sống mũi thì không có dạng mũi gãy, tỉ lệ sinh viên có mũi gồ chiếm tỉ lệ cao nhất với 53,3%, mũi thẳng với 42,3%. Tỉ số Baum trung bình là 1,72 ± 0,33 và tỉ số Goode trung bình là 0,51 ± 0,07. Chiều dài sống mũi gấp 2,35 lần và chiều cao gốc mũi bằng 0,48 lần so với độ nhô đỉnh mũi. Tỉ số Baum và Goode có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các dạng mặt. Tỉ số giữa chiều cao sống mũi với độ nhô đỉnh mũi và các tỉ số Crumley 1 và Crumley 2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các dạng sống mũi (p < 0,05). Kết luận: Các chỉ số mũi có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm hình thái vùng mũi mặt. Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi ngoài việc đo đạc theo các chỉ số mũi lý tưởng thì cần cân nhắc thêm các đặc điểm hình thái vùng mũi mặt của bệnh nhân để có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Packiriswamy, et al (2016). "Anthropometric analysis of the South Indian woman's nose." Facial Plastic Surgery 32.03, 304-308.
2. Perović, Tatjana (2017). "The Influence of Class II Division 2 malocclusions on the harmony of the human face profile." Medical Science Monitor: International Medical Journal of Experimental and Clinical Research 23, 5589.
3. Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương, Trịnh Thị Thái Hà, cộng sự (2013). "Nhận xét hình thái mô mềm mũi ở nhóm sinh viên viện đào tạo răng hàm mặt tuổi từ 18-25 trên ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa". Tạp chí Y học thực hành, 866(4), 21-24.
4. Trần Thị Xen (2018). "Một số đặc điểm hình thái gốc mũi của người Việt trưởng thành". Tạp chí Y học Việt Nam, 469(Số đặc biệt), 173-179.
5. Đinh Sỹ Mạnh (2017). "Nghiên cứu một số kích thước, chỉ số nhân trắc vùng đầu mặt và hình thái tháp mũi sinh viên Y tuổi từ 18-25 trên ảnh kỹ thuật số". Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Trần Tuấn Anh (2017). "Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số đầu – mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa". Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Ahmed O, Dhinsa A, Popenko N, et al (2014). "Population-based assessment of currently proposed ideals of nasal tip projection and rotation in young women". JAMA Facial Plast Surg, 16(5), 310-318.
8. McKinney P, Sweis I (2002). "A clinical definition of an ideal nasal radix". Plast Reconstr Surg, 109(4), 1416-1418.