NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG ĐÁNH GIÁ XÂM LẤN QUANH THẦN KINH MẠCH MÁU CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

Xuân Bách Trần 1,2,, Văn Giang Bùi 1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Giao thông vận tải
3 Trung tâm chẩn đoán hình ảnh -Bệnh viện K cơ sở Tân Triều

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ khi khối u vòm họng xâm lấn quanh thần kinh mạch máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vòm được chụp MRI 1.5 TESLA tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều thời gian từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Trong 62 bệnh nhân có 7 (11,3%) bệnh nhân trên lâm sàng có biểu hiện liệt thần kinh, 18 bệnh nhân có hình ảnh cộng hưởng từ xâm lấn quanh thần kinh chiếm 29%, chỉ số đồng thuận Kappa 0,47 giữa dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh MRI, 14 bệnh nhân có hình ảnh cộng hưởng từ xâm lấn quanh mạch máu chiếm 22,6%, trong đó tỷ lệ xâm lấn quanh động mạch cảnh đoạn xương đá chiếm tỷ lệ cao nhất 16,1%. Kết luận:Tỷ lệ phát hiện xâm lấn quanh thần kinh trên MRI cao hơn lâm sàng và thường được quan sát thấy ở những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ xâm lấn quanh động mạch cảnh đoạn xương đá chiếm tỷ lệ cao nhất. Hình ảnh MRI khối u vòm xâm lấn quanh thần kinh mạch máu có vai trò quan trọng trong đánh giá giai đoạn giúp lâm sàng lập kết hoạch điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lu J.J., Cooper J.S., and Lee A.W.M., eds. (2010), Nasopharyngeal Cancer: Multidisciplinary Management, Springer Berlin Heidelberg, Berlin, Heidelberg.
2. Williams L.S., Mancuso A.A., and Mendenhall W.M. (2001). Perineural spread of cutaneous squamous and basal cell carcinoma: CT and MR detection and its impact on patient management and prognosis. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 49(4), 1061–1069.
3. Yousem D.M., Hatabu H., Hurst R.W., et al. (1995). Carotid artery invasion by head and neck masses: Prediction with MR imaging. RADIOLOGY, 195(3), 715–720.
4. Pons Y., Ukkola-Pons E., Clément P., et al. (2010). Relevance of 5 different imaging signs in the evaluation of carotid artery invasion by cervical lymphadenopathy in head and neck squamous cell carcinoma. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology and Endodontics, 109(5), 775–778.
5. Bùi Quang Vinh (2011). Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư vòm họng giai đoạn III, IV (M0) bằng phối hợp hóa xạ trị gia tốc đồng thời 3 chiều theo hình dạng khối u tại Bệnh biện K từ 2007-2009: Phân tích thời gian sống thêm - Tạp chí Y học Thực Hành - Bộ Y tế.
6. Sanguineti G., Geara F.B., Garden A.S., et al. (1997). Carcinoma of the nasopharynx treated by radiotherapy alone: determinants of local and regional control. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 37(5), 985–996.
7. Liu L., Liang S., Li L., et al. (2009). Prognostic impact of magnetic resonance imaging-detected cranial nerve involvement in nasopharyngeal carcinoma. Cancer, 115(9), 1995–2003.
8. Han J., Zhang Q., Kong F., et al. (2012). The Incidence of Invasion and Metastasis of Nasopharyngeal Carcinoma at Different Anatomic Sites in the Skull Base. The Anatomical Record, 295(8), 1252–1259.
9. Hanna E., Vural E., Prokopakis E., et al. (2007). The sensitivity and specificity of high-resolution imaging in evaluating perineural spread of adenoid cystic carcinoma to the skull base. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 133(6), 541–545.