TỔNG HỢP TÁC DỤNG NGOÀI TRÁNH THAI CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Ngọc Phương Nguyễn 1,, Duy Tiến Hà 1, Lê Khánh Chi Bùi 1, Thị Phương Thúy Phùng 1
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung Uơng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ngoài dụng cụ tử cung, các biện pháp tránh thai nội tiết đang ngày càng trở nên phổ biến không chỉ bởi hiệu quả tránh thai cao mà còn nhờ các tác dụng có lợi ngoài tránh thai. Do cơ chế hoạt động cũng như cách phân phối thuốc, các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong điều trị một số vấn đề phụ khoa như đau bụng kinh (đặc biệt do lạc nội mạc tử cung) và cường kinh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Thuốc tránh thai cũng giúp cải thiện các bệnh lý nội khoa liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (đau đầu, hội chứng tiền kinh nguyệt, mụn trứng cá). Các nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng bảo vệ của thuốc tránh thai trong hạn chế nguy cơ một số loại ung thư đặc biệt là ung thư buồng trứng và ung thư niêm mạc tử cung. Y văn cũng đề cập đến sự giảm nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung và ung thư cổ tử cung của DCTC chứa đồng với độ tin cậy cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C. L. Wong, C. Farquhar, H. Roberts và cộng sự (2009). Oral contraceptive pill for primary dysmenorrhoea. Cochrane Database Syst Rev, 2009 (4), Cd002120.
2. S. Uhm và L. Perriera (2014). Hormonal contraception as treatment for heavy menstrual bleeding: a systematic review. Clin Obstet Gynecol, 57 (4), 694-717.
3. L. Amat, A. Bulach, M. Leclercq và cộng sự (2018). [Additional non-contraceptive effects of contraception: CNGOF Contraception Guidelines]. Gynecol Obstet Fertil Senol, 46 (12), 883-888.
4. G. S. Sohn và S. Cho (2018). Current medical treatment of uterine fibroids. 61 (2), 192-201.
5. A. O. Arowojolu, M. F. Gallo, L. M. Lopez và cộng sự (2012). Combined oral contraceptive pills for treatment of acne. Cochrane Database Syst Rev, (7), Cd004425.
6. A. L. Altshuler, M. E. Gaffield và J. N. Kiarie (2015). The WHO's medical eligibility criteria for contraceptive use: 20 years of global guidance. Curr Opin Obstet Gynecol, 27 (6), 451-459.
7. L. Iversen, S. Fielding, Ø. Lidegaard và cộng sự (2018). Association between contemporary hormonal contraception and ovarian cancer in women of reproductive age in Denmark: prospective, nationwide cohort study. Bmj, 362, k3609.
8. K. A. Michels, R. M. Pfeiffer, L. A. Brinton và cộng sự (2018). Modification of the Associations Between Duration of Oral Contraceptive Use and Ovarian, Endometrial, Breast, and Colorectal Cancers. JAMA Oncology, 4 (4), 516-521.
9. V. K. Cortessis, M. Barrett, N. Brown Wade và cộng sự (2017). Intrauterine Device Use and Cervical Cancer Risk: A Systematic Review and Meta-analysis. Obstet Gynecol, 130 (6), 1226-1236.
10. K. A. Michels, L. A. Brinton, R. M. Pfeiffer và cộng sự (2018). Oral Contraceptive Use and Risks of Cancer in the NIH-AARP Diet and Health Study. American journal of epidemiology, 187 (8), 1630-1641.