ĐẶC ĐIỂM CHẢY MÁU ĐƯỜNG MẬT VÀ CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Can thiệp đường mật qua da (CTĐMQD) là các kỹ thuật dẫn lưu, đặt stent, tán sỏi, sinh thiết đường mật qua da… Đây là các kỹ thuật cần chọc xuyên nhu mô gan. Mặc dù khá an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên vẫn có thể gặp biến chứng chảy máu do tổn thương động mạch (ĐM) gan, tĩnh mạch (TM) cửa, TM trên gan, nhu mô gan. Với mỗi loại chảy máu phương pháp cầm máu lại khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm các loại chảy máu sau can thiệp đường mật qua da và kinh nghiệm xử trí các biến chứng này. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm biến chứng chảy máu do CTĐMQD và các kinh nghiệm xử trí. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 26 bệnh nhân (BN): 18 nữ/ 8 nam có chảy máu do CTĐMQD tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2020 – 01/2023. Kết quả: 26 BN có biến chứng chảy máu nguồn từ ĐM gan, TM (TM cửa hoặc TM gan), nhu mô gan lần lượt là: 8 BN (30,8%), 7 BN (26,9%), 11 BN (42,3%). Các BN chảy máu từ ĐM được chẩn đoán bằng cắt lớp vi tính (CLVT) và chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), điều trị nút vòng xoắn kim loại (coil), trong đó có 1 BN phải nút lần 2 bằng chọc trực tiếp vào ổ giả phình và bơm keo. Các BN chảy máu không từ ĐM gan được nút đường chọc bằng vật liệu cầm máu tự tiêu (surgicel). Tỷ lệ thành công chung đạt 100%. Kết luận: Chảy máu sau CTĐMQD là biến chứng có thể gặp do tổn thương các mạch máu gan hay từ nhu mô gan. Chảy máu do tổn thương ĐM gan có thể xử trí bằng nút mạch, các chảy máu không do ĐM gan có thể xử trí nút đường chọc bằng surgicel.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Biến chứng chảy máu, can thiệp đường mật qua da, tán sỏi mật, nút mạch, vòng xoắn kim loại, surgicel
Tài liệu tham khảo
2. Pulappadi VP, Srivastava DN, Madhusudhan KS. Diagnosis and management of hemorrhagic complications of percutaneous transhepatic biliary drainage: a primer for residents. Br J Radiol. 2021; 94(1120): 20200879. doi:10.1259/bjr. 20200879
3. Saad WEA, Wallace MJ, Wojak JC, Kundu S, Cardella JF. Quality Improvement Guidelines for Percutaneous Transhepatic Cholangiography, Biliary Drainage, and Percutaneous Cholecystostomy. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 2010;21(6):789-795. doi:10.1016/j.jvir.2010.01.012
4. Molina H, Chan MM, Lewandowski RJ, Gabr A, Riaz A. Complications of Percutaneous Biliary Procedures. Semin Intervent Radiol. 2021;38(3): 364-372. doi:10.1055/s-0041-1731375
5. Saad WEA, Davies MG, Darcy MD. Management of Bleeding after Percutaneous Transhepatic Cholangiography or Transhepatic Biliary Drain Placement. Techniques in Vascular and Interventional Radiology. 2008;11(1):60-71. doi:10.1053/j.tvir.2008.05.007