ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ DO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Các báo cáo về tổn thương đường tiêu hóa do tăng bạch cầu ái toan (BCAT) tại Việt Nam đang ngày được quan tâm và chủ yếu ở dạng ca lâm sàng. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu mô tả các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của nhóm bệnh nhân (BN) này. Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế là chuỗi ca bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật từ 6/2021 đến 12/2023. Nghiên cứu thu thập tất cả các BN có chẩn đoán xác định là viêm đường tiêu hoá (thực quản/dạ dày/tá tràng/đại tràng) do tăng BCAT. Các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi được ghi nhận, hình ảnh mô bệnh học được đánh giá kèm theo đếm số lượng BCAT. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 21 BN, trong đó phân bố tổn thương ở các vị trí bao gồm thực quản (11 BN, 52,4%), dạ dày (5 BN, 23,8%), đại tràng (3 BN, 14,3%), tá tràng (2 BN, 9,5%). Triệu chứng gặp nhiều nhất của đường tiêu hóa trên là trào ngược (19,0%), của đường tiêu hóa dưới là đau bụng (23,8%). Phân loại EREFS trên nội soi đối với viêm thực quản BCAT ghi nhận đặc điểm gặp nhiều nhất là hình ảnh vòng tròn đồng tâm (R); chấm, mảng trắng (E). Đối với dạ dày, đặc điểm nội soi gặp nhiều nhất là phù nề và trợt lồi rải rác ở toàn bộ niêm mạc dạ dày. Đối với đại tràng có các tổn thương như loét sâu ở van hồi manh tràng, mảng viêm dọc lòng đại tràng. Các BN chủ yếu được sinh thiết từ 2 mảnh trở lên, số lượng BCAT trung vị (IQR) từ các mẫu sinh thiết là 27,0 (20,0-38,5), min -max 15-150. Kết luận: Đây là nhóm bệnh lý có triệu chứng lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu, cần chú ý tới một số đặc điểm nội soi điển hình để tiến hành sinh thiết và làm mô bệnh học, từ đó có thêm căn cứ trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi BN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nội soi, mô bệnh học, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, bạch cầu ái toan, viêm đường tiêu hoá.
Tài liệu tham khảo
2. Jensen, E.T., et al., Prevalence of Eosinophilic Gastritis, Gastroenteritis, and Colitis: Estimates From a National Administrative Database. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 2016. 62(1): p. 36-42.
3. Dhar, A., et al., British Society of Gastroenterology (BSG) and British Society of Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition (BSPGHAN) joint consensus guidelines on the diagnosis and management of eosinophilic oesophagitis in children and adults. Gut, 2022. 71(8): p. 1459-1487.
4. Lucendo, A.J., et al., Guidelines on eosinophilic esophagitis: evidence-based statements and recommendations for diagnosis and management in children and adults. United European Gastroenterol J, 2017. 5(3): p. 335-358.
5. Dellon, E.S., et al., ACG clinical guideline: Evidenced based approach to the diagnosis and management of esophageal eosinophilia and eosinophilic esophagitis (EoE). Am J Gastroenterol, 2013. 108(5): p. 679-92; quiz 693.
6. Warners, M.J., et al., Systematic Review: Disease Activity Indices in Eosinophilic Esophagitis. Am J Gastroenterol, 2017. 112(11): p. 1658-1669.
7. Redd, W.D. and E.S. Dellon, Eosinophilic Gastrointestinal Diseases Beyond the Esophagus: An Evolving Field and Nomenclature. Gastroenterol Hepatol (N Y), 2022. 18(9): p. 522-528.
8. Uppal, V., P. Kreiger, and E. Kutsch, Eosinophilic Gastroenteritis and Colitis: a Comprehensive Review. Clin Rev Allergy Immunol, 2016. 50(2): p. 175-88.
9. Alfadda, A.A., M.A. Storr, and E.A. Shaffer, Eosinophilic colitis: an update on pathophysiology and treatment. Br Med Bull, 2011. 100: p. 59-72.