HIỆU QUẢ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Nguyễn Mai Anh1,, Võ Nguyên Trung2, Đặng Thị Thúy Hằng3
1 Trường Đại học Y tế Công cộng
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của vật lý trị liệu ở người bệnh hội chứng ống cổ tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan tài liệu hiệu quả giảm đau, cải thiện triệu chứng, chức năng và thông số sinh lý thần kinh của các phưng pháp vật lý tri liệu trong điều trị hội chứng ống cổ tay từ các bài báo trên hai cơ sở dữ liệu Pubmed và PEDro. Kết quả: Trong 11 nghiên cứu được đưa vào tổng quan, hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện trên người bệnh có mức độ nhẹ và trung bình, chỉ có 3 nghiên cứu thực hiện trên người bệnh mức độ nặng. Các phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) có hiệu quả trong việc cải thiện các dấu hiệu lâm sàng như cường độ đau, mức độ đau về đêm, triệu chứng và chức năng cũng như các chỉ số sinh lý thần kinh của chi trên. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng có thể được kết hợp hiệu quả với các lựa chọn điều trị không xâm lấn khác. Kết luận: Người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay từ nhẹ đến nặng có các lựa chọn điều trị không phẫu thuật khác nhau để giảm cường độ đau, mức độ các triệu chứng và cải thiện chức năng bàn tay cũng như sinh lý thần kinh. Hiệu quả của các can thiệp VLTL có thể đạt được sớm hơn và kéo dài tương đương khi so với phẫu thuật. Việc phối hợp các phương pháp điều trị cũng cho thấy mang lại hiệu quả cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aroori S, Spence RA. Carpal tunnel syndrome. The Ulster medical journal. Jan 2008;77(1):6-17.
2. Rempel D, Gerr F, Harris-Adamson C, et al. Personal and workplace factors and median nerve function in a pooled study of 2396 US workers. Journal of occupational and environmental medicine. Jan 2015;57(1):98-104. doi:10.1097/ jom.0000000000000312
3. Huisstede BM, Hoogvliet P, Franke TP, Randsdorp MS, Koes BW. Carpal Tunnel Syndrome: Effectiveness of Physical Therapy and Electrophysical Modalities. An Updated Systematic Review of Randomized Controlled Trials. Archives of physical medicine and rehabilitation. Aug 2018; 99(8): 1623-1634.e23. doi:10.1016/j.apmr. 2017.08.482
4. Turner A, Kimble F, Gulyás K, Ball J. Can the outcome of open carpal tunnel release be predicted?: a review of the literature. ANZ journal of surgery. Jan 2010;80(1-2):50-4. doi:10.1111/ j.1445-2197.2009.05175.x
5. Fernández-de-Las Peñas C, Ortega-Santiago R, de la Llave-Rincón AI, et al. Manual Physical Therapy Versus Surgery for Carpal Tunnel Syndrome: A Randomized Parallel-Group Trial. The journal of pain. Nov 2015;16(11):1087-94. doi:10.1016/j.jpain.2015.07.012
6. Fernández-de-Las-Peñas C, Cleland J, Palacios-Ceña M, et al. Effectiveness of manual therapy versus surgery in pain processing due to carpal tunnel syndrome: A randomized clinical trial. European journal of pain (London, England). Aug 2017;21(7):1266-1276. doi:10.1002/ejp.1026
7. Fernández-de-Las-Peñas C, Cleland J, Palacios-Ceña M, Fuensalida-Novo S, Pareja JA, Alonso-Blanco C. The Effectiveness of Manual Therapy Versus Surgery on Self-reported Function, Cervical Range of Motion, and Pinch Grip Force in Carpal Tunnel Syndrome: A Randomized Clinical Trial. The Journal of orthopaedic and sports physical therapy. Mar 2017;47(3):151-161.doi:10.2519/jospt.2017.7090
8. Xu D, Ma W, Jiang W, et al. A randomized controlled trial: comparing extracorporeal shock wave therapy versus local corticosteroid injection for the treatment of carpal tunnel syndrome. International orthopaedics. Jan 2020;44(1):141-146. doi:10.1007/s00264-019-04432-9.