ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Phan Vũ Nguyên1,, Hoàng Thị Thanh Thảo1
1 Trường Đại học Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu kết hợp hồi cứu hồ sơ bệnh án trên những bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62 (52-72) tuổi. Bệnh nhân nam (69,7%) nhiều hơn bệnh nhân nữ (30,3%). Bệnh nền thường gặp trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng là tăng huyết áp. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho (95,9%), khó thở (87,6%), sốt (85,5%) và khạc đàm (75,9%). Giá trị bạch cầu máu trung vị 13,2 x 109/L và giá trị CRP trung vị 45,3 mg/L. Tổn thương trên X-quang phổi thường gặp là tổn thương phế nang (91,0%). Kết luận: Viêm phổi mắc phải cộng đồng chủ yếu ở nhóm người cao tuổi (trên 65), nam nhiều hơn nữ, triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho, khó thở, sốt, khạc đàm. CRP tăng cao và đa số bệnh nhân có hình ảnh tổn thương phế nang trên X-quang phổi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Nguyễn Đoan Trang (2021), “Viêm Phổi”, Dược lâm sàng và điều trị, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Hồ Chí Minh, tr. 610-640.
2. World Health Organization. The top 10 causes of death. Accessed March 7, 2024. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/the-top-10-causes-of-death
3. Bộ Y tế. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng ở Người Lớn.; 2020:7-45.
4. Tạ Thị Diệu Ngân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Đại học Y Hà Nội; 2016.
5. Liapikou A, Ferrer M, Polverino E, Balasso V, Esperatti M, Piñer R. Severe Community-Acquired Pneumonia: Validation of the Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Guidelines to Predict an Intensive Care Unit Admission. Clinical Infectious Diseases. 2009;48(4):377-385. doi:10.1086/596307
6. Salih W, Schembri S, Chalmers JD. Simplification of the IDSA/ATS criteria for severe CAP using meta-analysis and observational data. European Respiratory Journal. 2014;43(3):842-851. doi:10.1183/09031936.00089513
7. Chalmers JD, Taylor JK, Mandal P, et al. Validation of the Infectious Diseases Society of America/American Thoratic Society minor criteria for intensive care unit admission in community-acquired pneumonia patients without major criteria or contraindications to intensive care unit care. Clin Infect Dis. 2011;53(6):503-511. doi:10.1093/cid/cir463
8. Tokgoz Akyil F, Yalcinsoy M, Hazar A, et al. Prognosis of hospitalized patients with community-acquired pneumonia. Pulmonology. Published online February 17, 2018. doi:10.1016/j.rppnen.2017.07.010.
9. Lim HF, Phua J, Mukhopadhyay A, et al. IDSA/ATS minor criteria aid pre-intensive care unit resuscitation in severe community-acquired pneumonia. EurRespir J. Mar 2014;43(3):852-62. doi:10.1183/09031936.0008171