NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Thị Kiều Anh Trần 1
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực trên 80 bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2021. Kết quả: 81,2% có độ tuổi ≥ 65 tuổi, 57,5% là nam giới và 42,5% là nữ giới; 48,8% có hút thuốc và 38,8% có lạm dụng rượu; Bệnh kèm theo: 31,3% có suy tim, 5,0% có di chứng tai biến mạch máu não, 13,8% có đái tháo đường và 31,3% có bệnh lý phổi mạn tính; Mức độ bệnh theo thang điểm CURB65: 13,8% mức độ nhẹ, 58,7% mức độ trung bình và 27,5% mức độ nặng; Rối loạn ý thức, thở nhanh và tổn thương lan tỏa trên phim x-quang phổi là các dấu hiệu liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân viêm phổi mắc phải cồng đồng có độ tuổi trên 65 tuổi (81,2%), các dấu hiệu khó thở, rối loạn ý thức và tổn thương lan tỏa trên phim x-quang là các dấu hiệu liên quan đến mức độ nặng của bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn”, tr. 7–45.
2. Đỗ Trung Nghĩa (2017), “Phân tích tình hình sử dụng KS trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên”, Đại học Dược Hà Nội.
3. Tạ Thị Diệu Ngân (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng”, Đại học Y Hà Nội.
4. Di Yacovo S., Garcia-Vidal C., Viasus D., Adamuz J., Oriol I., Gili F., et al (2013), “Clinical features, etiology, and outcomes of community-acquired pneumonia in patients with diabetes mellitus”, Med (United States);92(1):42–50.
5. Gómez-Junyent J., Garcia-Vidal C., Viasus D., Millat-Martínez P., Simonetti A., Salud Santos M., et al (2014), “Clinical features, etiology and outcomes of community-acquired pneumonia in patients with chronic obstructive pulmonary disease” PLoS One; 9(8).
6. Mandell L.A., Wunderink R.G., Anzueto A., Bartlett J.G., Campbell G.D., Dean N.C., et al (2007), “Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Consensus Guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults”, Clin Infect Dis: 44(2).
7. Shoar S., Centeno F.H., Musher D.M. (2021), “Clinical features and outcomes of community-acquired pneumonia caused by haemophilus influenzae”, Open Forum Infect Dis ;8(4):1–6.