ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KỸ THUẬT CAN THIỆP NỘI MẠCH QUA DA Ở BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG MẠN TÍNH ĐỘNG MẠCH ĐÙI-KHOEO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương và kĩ thuật can thiệp nội mạch qua da ở bệnh nhân tổn thương mạn tính động mạch đùi – khoeo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian nghiên cứu, trên 75 người bệnh với cỡ mẫu chân nghiên cứu là 80 chân, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 08/2017 – 08/2012. Kết quả: Trong nghiên cứu này, Vị trí tổn thương nhiều nhất là ĐM đùi nông (tỉ lệ 87,5%) và ĐM dưới gối (tỉ lệ 62,5%). Tổn thương ĐM khoeo là 21,25% và ĐM chậu là 17,5%. 100% đối tượng nghiên cứu tổn thương tầng đùi khoeo, tỉ lệ tổn thương tầng chậu là 17,5% và dưới gối là 62,5%. Can thiệp xuôi dòng đơn thuần chiếm đa số, với tỉ lệ 86,25%. Can thiệp xuôi dòng phối hợp ngược dòng chiếm 8,75%, ngược dòng đơn thuần chỉ chiếm 5%. Kĩ thuật can thiệp chủ yếu là trong nội mạc với 66,25% ở tầng động mạch đùi khoeo. Kết luận: Nghiên cứu đặc điểm tổn thương hẹp tắc động mạch đùi-khoeo và đặc điểm kỹ thuật can thiệp nội mạch giúp cải thiện chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, đồng thời đóng góp vào phát triển phương pháp can thiệp hiệu quả hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thông động mạch, động mạch đùi-khoeo.
Tài liệu tham khảo
2. Criqui M.H. (2001). Peripheral arterial disease--epidemiological aspects. Vasc Med, 6(3 Suppl), 3-7.
3. Trần Đức Hùng (2016), Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính bằng phương pháp can thiệp nội mạch, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
4. Mustapha J.A., Finton S.M., Diaz-Sandoval L.J. et al (2016). Percutaneous Transluminal Angioplasty in Patients With Infrapopliteal Arterial Disease: Systematic Review and Meta-Analysis. Circ Cardiovasc Interv, 9(5), e003468.
5. Ryu H.M., Kim J.S., Ko Y.G. et al (2012). Clinical outcomes of infrapopliteal angioplasty in patients with critical limb ischemia. Korean Circ J, 42(4), 259-265.
6. Kok H.K., Asadi H., Sheehan M. et al (2017). Outcomes of infrapopliteal angioplasty for limb salvage based on the updated TASC II classification. Diagn Interv Radiol, 23(5), 360-364.
7. Iida O., Soga Y., Yamauchi Y. et al (2012). Anatomical predictors of major adverse limb events after infrapopliteal angioplasty for patients with critical limb ischaemia due to pure isolated infrapopliteal lesions. Eur J Vasc Endovasc Surg, 44(3), 318-324.
8. Lo R.C., Darling J., Bensley R.P. et al (2013). Outcomes following infrapopliteal angioplasty for critical limb ischemia. J Vasc Surg, 57(6), 1455-1464.