THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH 6 TUỔI TẠI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh sâu răng là bệnh khá phổ biến, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ chung. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên, trong đó hành vi chăm sức khoẻ răng miệng của trẻ đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu là mô tả thực trạng và mối liên quan giữa hành vi chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh sâu răng ở học sinh lớp 1. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 191 học sinh 6 tuổi (lớp 1), đang học tại Trường Tiểu học Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Kết quả: Có 90,6% trẻ chải răng 2 lần trong ngày, chủ yếu là chải lên xuống (57,6%) và chải ngang (31,4%). Có 28,8% số học sinh thường xuyên ăn đồ ngọt. Sau bữa ăn, có 51,8% số học sinh chải răng. Đặc biệt, những trẻ không dùng kem đánh răng có fluor có nguy cơ sâu răng cao gấp 8,88 lần so với những trẻ có dùng (OR; 95%CI: 8,88; 1,17-67,39). Kết luận: Thưc hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ chưa tốt. Chải răng với kem đánh răng có fluor làm giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sâu răng, hành vi, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Lưu Văn Tường, Nguyễn Thị Thu Phương, Đào Thị Dung. Thực trạng bệnh sâu răng sữa sớm và một số yếu tố liên quan với sâu răng ở học sinh mầm non 03 tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;480(1&2), 94-99.
3. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019; 24-25.
4. Ngô Văn Toàn, Vũ Mạnh Tuấn. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2021:47-60
5. Skoglund A, Tronstad L, Walleniusk K. “A microradiographic study of vascular changes in replanted and autotransplanted teeth in young dogs”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 1978;45(1):172-8.
6. Trần Tấn Tài (2016). Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường Tiểu học ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.
7. Trần Thị Kim Thúy, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà. Thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và một số thói quen vệ sinh răng miệng ở học sinh 7-8 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019;474(2):103-107.
8. American Academy of Pediatric Dentistry. Guideline on periodicity of examination, preventive dental services, anticipatory guidance/counseling, and oral treatment for infants, children, and adolescents. Pediatr Dent., 2013;37, 123-130.
9. Shaghaghian S, Zeraatkar M (2017). Factors Affecting Oral Hygiene and Tooth Brushing in Preschool Children, Shiraz/Iran. J Dent Biomater, 4(2), 394-402.