THỰC TRẠNG CHĂM SÓC DẪN LƯU BÀNG QUANG TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022

Phạm Thị Nga1,
1 Học viện Y Dược truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dẫn lưu bàng quang trên người bệnh sau phẫu thuật nội soi tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.  Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng: Thực hiện chăm sóc đạt ở mức khá cao, với thực hiện về y lệnh chiếm 100% và nhận định người bệnh ở mức 92,9%, thực hiện chăm sóc thấp nhất là phần giáo dục sức khỏe cho người bệnh, với phần tư vấn về chế độ dinh dưỡng chỉ ở mức 28,6%. Trình độ chuyên môn, kiến thức của người điều dưỡng về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, rào cản có mối tương quan tới thực hiện chăm sóc. Trong đó trình độ chuyên môn có mối tương quan thuận và lớn nhất với r = 0,78, p < 0,01 và rào cản có mối tương quan nghịch với r = -0,77, p < 0,01. Tuổi và số năm công tác không có mối liên quan đến thực hiện kỹ thuật chăm sóc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quán Anh (2005). Thăm khám niệu động học. Bệnh học tiết niệu, NXB Y Học, Hà Nội, tr.127-128.
2. Lê Thị Bình (2014). Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đạt thông tiểu tại Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành, 2, 905.
3. Vũ Lê Chuyên (2013). U phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Bệnh lý các khối u đường tiết niệu. NXB Y Học, Hà Nội, tr.64-71
4. Trịnh Xuân Đàn (2008). Giải phẫu đường tiết niệu. Bài giảng giải phẫu học, NXB Y Học, Hà Nội, tr.242- 244
5. Đỗ Phú Đông (1988). Tình hình mổ u xơ tuyến tiền liệt tại Hải Phòng. Tạp chí Ngọai khoa XVI, 1-9.
6. Nguyền Thúy Hiền (1997). Sử dụng thang điểm IPSS trong phẫu thuật chẩn đoán và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. APIC (2008). An APIC guide to the elimination of catheter-associated urinary tract infections (CAUTIS). Developing and applying facility-based prevention interventions in acute and long-term care settings. APIC Headquarters. Washington, DC 20005.
8. Arrighi HM (1991). Natural history of benign prostactic hyperplasia and rick of prostatectomy, Urology. 38, 1.
9. Australian and New Zealand Urology Nurses (2006). Catheter Care Guidelines. AUNS Catheter Care SIG. Available at: http://www.anzuns.org/ ANZUNS_ catheterisation _document.pdf
10. Blandy. JP. (1998). Technique for benign prostatic enlargement in transurethral resection. Oxford, p.75- 104