KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K

Đinh Hiếu Nhân1,, Nguyễn Minh Phúc1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỉ số chuẩn hoá (INR) và thời gian trong đích điều trị (TTR) là hai thông số giúp đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh liều thuốc phù hợp theo diễn tiến lâm sàng ở những trường hợp bệnh nhân có chỉ định sử dụng thuốc kháng đông kháng vitamin K. Mục tiêu: Kết quả điều trị thuốc kháng đông kháng vitamin K. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu. Tất cả bệnh nhân có chỉ định sử dụng thuốc kháng đông kháng vitamin K tái khám tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2023-6/2023 và có ít nhất 4 kết quả xét nghiệm INR. Kết quả: Có177 trường hợp được khảo sát với tuổi trung bình 50,75 ± 15,90, tỉ lệ nam: nữ = 0,83, thời gian theo dõi trung bình 39,85 tháng. Bệnh van tim cơ học chiếm tỉ lệ 74,01%, rung nhĩ đơn thuần 16,4%. Liều sử dụng của thuốc kháng đông kháng vitamin K với warfarin 10,77 ± 5,56mg/tuần, acenocoumarol 22,81 ± 8,49mg/tuần. INR trung bình = 2,24 ± 0,91, trong đó chỉ có 44,63% trường hợp đạt đích điều trị và giá trị TTR trung bình = 46,46 ± 29,28%. 25 trường hợp xuất hiện biến cố liên quan đến sử dụng thuốc. Kết luận: Thuốc kháng đông kháng vitamin K là thuốc có hiệu quả tốt trong dự phòng các biến cố thuyên tắc huyết khối trong những trường hợp bệnh lý có chỉ định bắt buộc. Tỉ lệ đạt được đích INR điều trị (44,63%) và thời gian trong giới hạn điều trị theo Rosendaal (46,46%) chưa cao, do đó cần phải phối hợp giữa theo dõi diễn tiến lâm sàng, xét nghiệm và nâng cao mức tuân thủ điều trị để có thể đạt được kết quả tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Craig T. January CT, L. Samuel Wann, Hugh Calkins, et al. 2019 AHA/ACC/HRS Focused Update of the 2014 AHA/ACC/HRS Guideline for the Management of Patients With Atrial Fibrillation: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society in Collaboration With the Society of Thoracic Surgeons. Circulation. 2019; 140: e125–e151. https://doi.org/10.1161/CIR. 0000000000000665
2. Steffel J, Collins R, Antz M, Cornu P, Desteghe L, Haeusler KG, Oldgren J, Reinecke H, Roldan-Schilling V, Rowell N, Sinnaeve P, Vanassche T, Potpara T, Camm AJ, Heidbüchel H; External reviewers. 2021 European Heart Rhythm Association Practical Guide on the Use of Non-Vitamin K Antagonist Oral Anticoagulants in Patients with Atrial Fibrillation. Europace. 2021 Oct 9;23(10):1612-1676. doi: 10.1093/europace/euab065. Erratum in: Europace. 2021 Jun 28;: PMID: 33895845.
3. Guidelines for warfarin management in the community. Published by the State of Queensland (Queensland Health) and the Royal Flying Doctor Service Queensland Section, May, 2016. https://www.health.qld.gov.au/__data/ assets/pdf_file/0025/443806/warfarin-guidelines.pdf
4. Ansell J, Hirsh J, Hylek E, và cs. Pharmacology and management of the vitamin K antagonists: American College of Chest Physicians evidence based clinical practice guidelines (8th edition). Chest 2008;133:160S-198S.
5. Rosendaal FR, Cannegieter SC, van der Meer FJ, Briët E. A method to determine the optimal intensity of oral anticoagulant therapy. Thromb Haemost. 1993 Mar 1;69(3):236-9. PMID: 8470047.
6. Olusegun Osinbowale, Monzr Al Malki, Andrew Schade, John R Bartholomew. An algorithm for managing warfarin resistance. Cleve Clin J Med. 2009 Dec;76(12):724-30. doi: 10.3949/ccjm.76a.09062.
7. Hindricks G, Potpara T, Dagres N, et al. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS): The Task Force for the diagnosis and management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ES. European Heart Journal, Volume 42, Issue 5, 1 February 2021, Pages 373-498. https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehaa612
8. Gallagher AM, Setakis E, Plumb JM, Clemens A, van Staa TP. Risks of stroke and mortality associated with suboptimal anticoagulation in atrial fibrillation patients. Thromb Haemost. 2011 Nov;106(5):968-77. doi: 10.1160/TH11-05-0353. Epub 2011 Sep 8. PMID: 21901239.