TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

Lê Ngọc Hải Vân1,2, Nguyễn Hùng Trấn1,2,
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu, khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Trường đại học Võ Trường Toản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 178 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đang theo dõi điều trị tại khoa khám Bệnh viện Trường đại học Võ Trường Toản. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát là 60,1%; Có mối liên quan giữa rối loạn lipid và ít hoạt động thể lực, thừa cân - béo phì, điều trị với Statin; Chưa ghi nhận mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn, ăn dầu mỡ thường xuyên, tiêu thụ rau củ và rối loạn lipid máu. Kết luận: Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ khá cao ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đặc biệt ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như ít hoạt động thể lực, thừa cân - béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đặng Vạn Phước và cộng sự (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán, và điều trị rối loạn lipid máu, Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam.
2. Huỳnh Minh Ngọc (2014), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng Rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
4. Trần Sông Hậu và cộng sự (2022). Tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người tăng huyết áp tại quận Bình Thủy, Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (53), 197-205.
5. Nguyễn Thị Hồng Thủy (2014), "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên", Tập chí Tim mạch học Việt Nam. 66, tr. 120-131
6. Nguyễn Thiện Tuấn, Ngô Văn Truyền (2019), "Rối loạn lipid máu và kết quả kiểm soát LDL-c giữa hai nhóm điều trị rosuvastatin và atorvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang", Tập chí Y Dược học Cần Thơ. số 19, tr. 160-165
7. Fakhrul Alam L. C. (2021), “Dyslipidemia Associated with Hypertension Increases the Risks for Coronary Heart Disease: A Case-Control Study in a tertiary level hospital in Bangladesh,” J. Med. Sci. Clin. Res., vol. 09.
8. Hedayatnia, et al (2020). Dyslipidemia and cardiovascular disease risk among the MASHAD study population. Lipids in health and disease, 19, 1-11.
9. Spannella F., Giulietti F., Di Pentima C., Sarzani R. (2019), “Prevalence and Control of Dyslipidemia in Patients Referred for High Blood Pressure: The Disregarded ‘Double - Trouble’ Lipid Profile in Overweight/Obese,” Adv. Ther., vol 36, no. 6, pp. 1426 – 143.