THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh án là công cụ cốt lõi cần thiết trong chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Trong xu hướng chuyển đổi sang bệnh án điện tử (BAĐT) đang trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh. Để triển khai ứng dụng BAĐT một cách có hiệu quả, phù hợp với đơn vị, các bệnh viện cần có những luận cứ khoa học chính xác. Vấn đề đặt ra là thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án truyền thống trong khám chữa bệnh hiện nay và thái độ của nhân viên y tế (NVYT) với thực tế cần chuyển đổi BAĐT là như thế nào để xác định được nhu cầu và lập kế hoạch can thiệp. Mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý hồ sơ bệnh án, những khó khăn và các yếu tố liên quan khi triển khai BAĐT tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ 03/2023 đến 09/2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 250 NVYT đang trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng hồ sơ bệnh án tại BV ĐKTP Cần Thơ. Chúng tôi thu thập các đặc điểm về nhân khẩu học, nhược điểm ứng dụng bệnh án truyền thống trong quản lý khám chữa bệnh (KCB) và các yếu tố liên quan đến triển khai BAĐT. Kết quả: Nhược điểm khi sử dụng bệnh án truyền thống là phải viết nhiều khi điền thông tin (69,2%). Khó khăn lớn nhất trong thủ tục KCB được NVYT đưa ra là việc bệnh nhân phải làm nhiều thủ tục khi nhập viện (67,6%). Về phía bệnh viện, khó khăn khi tiến hành đổi mới quản lý KCB là thiếu nguồn lực tài chính (71,2%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ ủng hộ triển khai BAĐT và trình độ học vấn của NVYT (p < 0,05). Kết luận: Bệnh án truyền thống có nhiều nhược điểm khó có thể xử lý triệt để vì tồn tại qua nhiều nghiên cứu liên quan. Đây là cơ sở để xây dựng và ứng dụng BAĐT tại bệnh viện trong giai đoạn tiếp theo. Dưới góc độ quản lý, khi triển khai chuyển đổi BAĐT cần dự trù và tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện phù hợp. Khi đào tạo và hướng dẫn triển khai, cần lưu ý cho các NVYT có trình độ học vấn dưới bậc đại học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh án điện tử, quản lý chất lượng, quản lý bệnh viện
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Thu, Chu Huyền Xiêm, Tạ Văn Trầm. Thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án nội trú tại Trung tâm y tế huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;483(1):96-100.
3. Janssen A, Donnelly C, Elder E, Pathmanathan N, Shaw T. Electronic medical record implementation in tertiary care: factors influencing adoption of an electronic medical record in a cancer centre. BMC Health Services Research. 2021;21(1):23. doi:10.1186/s12913-020-06015-6
4. Nguyễn Hồng Trường. Thực trạng và hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh. Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thái Bình. 2023:1-183.
5. Abiy R, Gashu K, Asemaw T, et al. A Comparison of Electronic Medical Record Data to Paper Records in Antiretroviral Therapy Clinic in Ethiopia: What is affecting the Quality of the Data? Online Journal of Public Health Informatics. 2018;10(2). doi:10.5210/ojphi.v10i2.8309
6. Nguyễn HT, Vũ PT, Nguyễn XB. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2019. VMJ. 2022;519(1). doi:10.51298/ vmj.v519i1.3514
7. Almulhem JA. Medical students’ experience with accessing medical records in Saudi Arabia: a descriptive study. BMC Med Educ. 2021;21:272. doi:10.1186/s12909-021-02715-7
8. Nguyễn Thị Thùy Anh, Lê Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Phương Anh. Đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;Phụ bản tập 22(1):363-371.