THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI ĐƯỜNG DÙNG KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM TRUYỀN SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP I, BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống tại khoa Nội tổng hợp I, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, từ 01/12/2023 đến 20/01/2024 trên bệnh nhân (BN) từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng và/hoặc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tính hợp lý của việc chuyển đổi đường dùng kháng sinh được đánh giá dựa quyết định 5631/QĐ-BYT. Kết quả: 129 BN được đưa vào nghiên cứu. 120 bệnh nhân đủ điều kiện để chuyển đổi sang đường uống. Tỷ lệ bệnh nhân được chuyển đổi là 71,67%. Tỷ lệ bệnh nhân được chuyển đổi phù hợp về thời gian là 3,49%. Thời gian chậm chuyển đổi kháng sinh đường uống trung bình là 4,71 ngày. Kết luận: Tỷ lệ chuyển đổi đường dùng phù hợp chưa cao. Do đó, bệnh viện cần sớm có hướng dẫn chi tiết hơn về quy trình chuyển đổi từ tĩnh mạch sang đường uống của kháng sinh để nâng cao hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chuyển đổi kháng sinh, viêm phổi cộng đồng, COPD, đường dùng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo quyết định số 5631/QĐ-BT ngày 31/12/2020, Hà Nội.
3. Bộ Y tế. Quyết định số 4815/QĐ-BYT (2020) - Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn”. 20/11/2020
4. Hà Nguyễn Y Khuê và cs (2019), “Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23 (2), 170- 177.
5. Dương Thị Thanh Tâm (2023), Phân tích hiệu quả hoạt động can thiệp trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh nhằm tối ưu hóa chuyển đổi kháng sinh đường tiêm truyền sang đường uống tại trung tâm quốc tế bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
6. Beyene BA, Kassie GM (2019). Current Practice and Barriers to an Early Antimicrobial conversion from Intravenous to Oral among Hospitalized patients at Jimma University Specialized Hospital: Prospective Observational Study. Interdisciplinary Perspectives on Infectious Diseases. 2019
7. Mouwen AMA, Dijkstra JA, Jong E, Buijtels PCAM, Pasker-de Jong PCM, Nagtegaal JE (2020). Early switching of antibiotic therapy from intravenous to oral using a combination of education, pocket-sized cards, and switch advice: A practical intervention resulting in a reduction in length of hospital stay. Int J Antimicrob Agents. 2020
8. Tu Nhat Thien Nguyen et al. (2023), “Impact of clinical pharmacist-led interventions on switching from intravenous-to-oral antibiotics in patients with infectious diseases at a Vietnamese hospital”, Trop Med Int Health, 28(8), 612-619