BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số biến chứng liên quan đến lọc máu liên tục ở bệnh nhân điều trị tại khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca bệnh được lọc máu liên tục tại khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5/2023 – tháng 12/2023. Kết quả: 68 bệnh nhân được lọc máu liên tục. Tuổi trung vị của đối tượng nghiên cứu là 29 tháng. Tỷ lệ trẻ trai/gái là 1,6/1; Tình trạng lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu nặng nề với các chỉ số vận mạch (VIS), PELOD-2 và PRISM-3 cao (lần lượt 80, 12 và 10). Chỉ định lọc máu: Sốc nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (52,9%). Thời gian lọc máu trung vị là 65,5 giờ (IQR: 33,5-131.8). Thời gian điều trị trung vị tại PICU là 7 ngày (IQR: 4-14). Biến chứng hay gặp trong lọc máu liên tục là: Hạ huyết áp khi kết nối 66,2%); Rối loạn điện giải (hạ kali máu 57,4%, hạ magie máu 48,5%, hạ photpho máu 47,1%); thiếu máu 47,1%, tắc quả lọc là 42,6%, và giảm tiểu cầu 39,1% Kết luận: Các biến chứng thường gặp trong lọc máu liên tục ở bệnh nhi điều trị tại khoa Điều trị Tích cực Nội khoa bao gồm: Hạ huyết áp khi kết nối, rối loạn điện giải (hạ kali máu, magie, photpho), thiếu máu, tắc quả lọc. Điểm PELOD-2 cao là yếu tố không phụ thuộc liên quan đến tình trạng hạ huyết áp khi kết nối lọc máu liên tục.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Biến chứng lọc máu liên tục (CRRT), Điều trị Tích cực Nội khoa
Tài liệu tham khảo
2. Westrope CA, Fleming S, Kapetanstrataki M, Parslow RC, Morris KP. Renal Replacement Therapy in the Critically Ill Child. Pediatr Crit Care Med. Mar 2018;19(3):210-217.
3. Santiago MJ, Lopez-Herce J, Urbano J, et al. Complications of continuous renal replacement therapy in critically ill children: a prospective observational evaluation study. Crit Care. 2009;13(6):R184.
4. Fernandez Lafever SN, Lopez J, Gonzalez R, et al. Hemodynamic disturbances and oliguria during continuous kidney replacement therapy in critically ill children. Pediatr Nephrol. Jul 2021;36(7):1889-1899.
5. Hajji M, Neji M, Agrebi S, et al. Incidence and challenges in management of hemodialysis catheter-related infections. Sci Rep. Nov 29 2022;12(1):20536.
6. Thadani S, Fogarty T, Mottes T, et al. Hemodynamic instability during connection to continuous kidney replacement therapy in critically ill pediatric patients. Pediatr Nephrol. Sep 2022;37(9):2167-2177.
7. Fealy N, Aitken L, du Toit E, Lo S, Baldwin I. Faster Blood Flow Rate Does Not Improve Circuit Life in Continuous Renal Replacement Therapy: A Randomized Controlled Trial. Crit Care Med. Oct 2017;45(10):e1018-e1025.
8. Miao H, Shi J, Wang C, et al. Continuous Renal Replacement Therapy in Pediatric Severe Sepsis: A Propensity Score-Matched Prospective Multicenter Cohort Study in the PICU. Crit Care Med. Oct 2019;47(10):e806-e813.
9. Baeg SI, Lee K, Jeon J, Jang HR. Management for Electrolytes Disturbances during Continuous Renal Replacement Therapy. Electrolyte Blood Press. Dec 2022;20(2):64-75.