ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC BÊN LIỆT CƯỜNG ĐỘ THẤP TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2023

Nguyễn Huy Ngọc1,, Nguyễn Quang Ân2, Nguyễn Thị Minh Thanh3
1 Sở Y tế Phú Thọ
2 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp vận động cưỡng bức bên liệt cường độ thấp trong phục hồi chức năng chi trên ở người bệnh nhồi máu não giai đoạn cấp tại Trung tâm đột quỵ bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 01 đến tháng 08 năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp, so sánh trước và sau điều trị, 52 bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp điều trị nội trú tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 69,46 ± 10,28 tuổi. Tỷ lệ nam và nữ là 1,48/1. Thời gian trung bình từ lúc khởi phát tới lúc được can thiệp kỹ thuật vận động cưỡng bức bên liệt (CIMT) cường độ thấp là 4,69 ± 3,11 ngày. Vị trí tổn thương não chủ yếu là hệ tuần hoàn não trước chiếm 71,15%. Tỷ lệ đột quỵ não mức độ trung bình (NIHSS 8-15) chiếm 75%. Điểm lượng giá chức năng vận động chi trên bằng nhật kí hoạt động vận động (MAL) trung bình trước và sau can thiệp lần lượt là: mức độ thường xuyên sử dụng (AOU) là 1,28 ± 0,27 và 2,67 ± 0,56; chất lượng thực hiện cử động (QOM) là 1,39 ± 0,30 và 2,85 ± 0,52. Điểm lượng giá chức năng vận động chi trên (ARAT) trung bình trước và sau can thiệp là 23,63 ± 8,46 và 43,50 ± 8,52. Điểm lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày (Barthel) trung bình trước và sau can thiệp là 30,67 ± 8,46 và 77,98 ± 12,53. Kết luận: Bệnh nhân nhồi máu não cấp được can thiệp CIMT cường độ thấp trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi cao, đa số là đột quỵ não mức độ trung bình và tổn thương hệ tuần hoàn não trước, tỷ lệ cải thiện chức năng chi trên tăng ở nhóm sau can thiệp so với nhóm trước can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aho K, Harmsen P, Hatano S, et al., Cerebrovascular disease in the community: results of a WHO collaborative study. Bulletin of the World Health Organization. 1980;58(1): 113.
2. Nguyễn Văn Hùng. Bước đầu nghiên cứu phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp bằng phương pháp CIMT. Hà Nội, Đại học Y Hà Nội; 2013.
3. Nguyễn Thùy Trang, Lương Tuấn Khanh. Đánh giá kết quả phối hợp can thiệp gương trị liệu và vận động cưỡng bức bên liệt cường độ thấp trong phục hồi chức năng chi trên ở người bệnh nhồi máu não giai đoạn cấp, Luận văn Thạc sỹ Y học 2021.
4. Lee MM, Cho H-y, Song CH. The mirror therapy program enhances upper-limb motor recovery and motor function in acute stroke patients. American journal of physical medicine & rehabilitation. 2012;91(8):689-700.
5. Bùi Thị Hoài Thu. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng chi trên kết hợp kích thích điện một chiều xuyên sọ ở bệnh nhân nhồi máu não, Luận văn Thạc sỹ Y học. Hà Nội, Đại học Y Hà Nội; 2020.
6. Alexander WD, Dorothy FE, Michele H. Does the Application of Constraint-Induced Movement Therapy During Acute Rehabilitation Reduce Arm Impairment After Ischemic Stroke? Stroke. 2000;31: 2984 - 2988.
7. Simpson LA, Eng JJ. Functional recovery following stroke: capturing changes in upper-extremity function. Neurorehabilitation and neural repair. 2013;27(3):240-250.
8. Wolf SL, Winstein CJ, Miller JP, et al. Retention of upper limb function in stroke survivors who have received constraint-induced movement therapy: the EXCITE randomised trial. The Lancet Neurology. 2008;7(1):33-40.
9. Dromerick AW, Edwards DF, Hahn M. Does the application of constraint-induced movement therapy during acute rehabilitation reduce arm impairment after ischemic stroke? Stroke. 2000;31(12):2984-2988.
10. Ju Y, Yoon I-J. The effects of modified constraint-induced movement therapy and mirror therapy on upper extremity function and its influence on activities of daily living. Journal of physical therapy science. 2018;30(1):77-81.