KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT PHANH LƯỠI BẰNG LASER DIODE TRÊN BỆNH NHÂN DÍNH LƯỠI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả cắt phanh lưỡi bằng Laser Diode trên trẻ em dính lưỡi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được tiến hành ở 36 trẻ trên 18 tháng tuổi tại Khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. Trẻ được chẩn đoán dính lưỡi, có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng Laser Diode dưới gây mê hô hấp. Trẻ được thu thập thông tin về độ vận động của lưỡi và đánh giá phát âm trước và sau phẫu thuật cắt phanh lưỡi 1 tháng. Kết quả sau phẫu thuật cho thấy lưỡi được tăng độ tự do, độ nhô và độ nâng. 94,4% trẻ có vận động lưỡi tốt. Sau phẫu thuật 1 tháng: 61,9% trẻ có cải thiện ngôn ngữ mức độ ít và 38,1% trẻ có cải thiện ngôn ngữ mức độ trung bình. Vận động lưỡi được cải thiện sớm và tốt sau phẫu thuật cắt phanh lưỡi 1 tháng. Tuy nhiên về vấn đề phát âm sau phẫu thuật 1 tháng chưa được cải thiện nhiều, cần quá trình trị liệu ngôn ngữ để cho kết quả cải thiện tốt hơn. Kết luận: Phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng Laser Diode là phương pháp an toàn, hiệu quả, ít biến chứng cho trẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dính lưỡi, phẫu thuật cắt phanh lưỡi, Laser Diode, phát âm
Tài liệu tham khảo
2. Power RF, Murphy JF. Tongue-tie and frenotomy in infants with breastfeeding difficulties: achieving a balance. Archives of disease in childhood. May 2015;100(5):489-494.
3. O'Shea JE, Foster JP, O'Donnell CP, et al. Frenotomy for tongue-tie in newborn infants. The Cochrane database of systematic reviews. Mar 11 2017;3:Cd011065.
4. Lalakea ML, Messner AH. Ankyloglossia: does it matter? Pediatric clinics of North America. Apr 2003;50(2):381-397.
5. Ito Y, Shimizu T, Nakamura T, Takatama C. Effectiveness of tongue - tie division for speech disorder in children. Pediatrics international: official journal of the Japan Pediatric Society. Apr 2015;57(2):222-226.
6. Daggumati S, Cohn JE, Brennan MJ, et al. Caregiver perception of speech quality in patients with ankyloglossia: Comparison between surgery and non-treatment. International journal of pediatric otorhinolaryngology. Apr 2019;119:70-74.
7. Ferrés-Amat E, Pastor-Vera T, Rodriguez-Alessi P, et al. The prevalence of ankyloglossia in 302 newborns with breastfeeding problems and sucking difficulties in Barcelona: a descriptive study. Eur J Paediatr Dent. Dec 2017;18(4):319-325.