STRESS, LO ÂU Ở LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG

Thu Hà Nguyễn 1,, Đức Sơn Nguyễn 1
1 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng stress, lo âu ở lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được phân tích đặc điểm công việc; đánh giá mức điểm stress bằng thang SAS, kiểm soát stress tại nơi làm việc bằng thang AIS, đánh giá lo âu bằng test Zung và hồi cứu số liệu  tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp.Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc của lái xe khách đường dài gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời gian dài)… Tỷ lệ lái xe khách đường dài có biểu hiện stress là 58,5%; biểu hiện lo âu là 40,0%. Đa số các lái xe khách kiểm soát được stress công việc (97,5%). Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện stress cao gấp 4,2 lần so với nhóm không có biểu hiện stress (95%CI=1,5-11,7). Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện lo âu cao gấp 3,0 lần so với nhóm không có biểu hiện lo âu (95%CI=1,3-6,5). Các tác giả khuyến nghị cần áp dụng giải pháp phòng tránh stress, lo âu cho lái xe để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lai SK, Craiq A (2001), A critical review of the psychophysiology of driver fatigue. Biol Psychol. 2001 Feb; 55(3):173-94
2. Lotfi S, Yazdanirad S, Pourabdiyan S, Hassanzadeh A, Lotfi A (2017). Driving Behavior among Different Groups of Iranian Drivers Based on Driver Coping Styles. Int J Prev Med. 2017 Jul 4;8:52.
3. Pourabdian S, Azmoon H (2013). The Relationship between Trait Anxiety and Driving Behavior with Regard to Self-reported Iranian Accident Involving Drivers. Int J Prev Med. 2013 Oct;4(10):1115-21.
4. Shahar A (2009) Self-reported driving behaviors as a function of trait anxiety. Accid Anal Prev. 2009 Mar; 41(2):241-5.
5. Suhr KA, Dula CS (2017). The dangers of rumination on the road: Predictors of risky driving. 10.1016/j.aap.2016.10.026. Epub 2016 Nov 26.
6. The Royal society for the prevention od accidents (ROSPA) (2001), Driver fatigue and road accidents a literature review and position paper february.