HÌNH THÁI CHÂN RĂNG VÀ HỆ THỐNG ỐNG TỦY CỦA RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT HÀM TRÊN Ở MỘT NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN PHIM CBCT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Hình thái ống tủy (HTOT) có nhiều đặc điểm giải phẫu phức tạp và sự chia nhánh bất thường của các ống tủy (OT) chính, hay OT phụ, nhằm giúp cho các nhà lâm sàng nội nha điều trị hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hình thái chân răng và hệ thống ống tủy của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên trên phim Conebeam CT”. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm hình thái chân răng và hệ thống ống tủy của răng hàm lớn thứ (RHL) nhất hàm trên trên phim Conebeam CT (CBCT) trên nhóm người Việt. Phương Pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 168 phim CBCT Chụp phim CBCT bằng máyProMax 3D Max Proface tại khoa X quang bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội. Phương pháp tiến hành: Xác định số lượng chân răng và số lượng OT, xác định chân răng dính, giải phẫu HTOT ở RHL thứ nhất. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, RHL thứ nhất hàm trên chủ yếu là răng có 3 chân răng riêng biệt với tỷ lệ 96,4%, răng có 4 chân chiếm 0,6%, không phát hiện được răng có 2 chân · Hình dạng chân răng: Hiện tượng chân răng dính xuất hiện RHL thứ nhất (2,4%). Hình thái HTOT RHL thứ nhất: RHL thứ nhất: Số lượng các OT chủ yếu là các răng có 4 OT (64,3%). Ngoài ra RHL này còn xuất hiện những biến thể OT dạng chữ C (3,0%). · Giải phẫu HTOT RHL thứ nhất: Trường hợp RHL thứ nhất hàm trên có 1 chân, thì chân này chỉ có 1 OT. Nếu răng có 3 chân, chân gần ngoài thường có nhiều hơn 1 OT (69,8%), chân xa ngoài và chân trong hầu hết có 1 OT. Kết luận: Số lượng chân răng: Hình thể xuất hiện phổ biến nhất là răng có 3 chân riêng biệt ở cả RHL thứ nhất (96,4%). · Hình dạng chân răng: Hiện tượng chân răng dính xuất hiện ở RHL thứ nhất (2,4%). Hình thái HTOT RHL thứ nhất · Số lượng các OT: RHL thứ nhất hàm trên chủ yếu là các răng có 4 OT (64,3%). Ngoài ra RHL này còn xuất hiện những biến thể OT dạng chữ C (3,0%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
CBCT nội nha; RHL thứ nhất hàm trên; Hình thái ống tủy.
Tài liệu tham khảo
2. P. Neelakantan, C. Subbarao, R. Ahuja, (2010). Cone-beam computed tomography study of root and canal morphology of maxillary first and second molars in an Indian population. Journal of Endodontics,36 (10), 1622-1627.
3. Y. Kim, S. J. Lee, J. Woo, (2012). Morphology of maxillary first and second molars analyzed by cone-beam computed tomography in a Korean population: variations in the number of roots and canals and the incidence of fusion. Journal of Endodontics, 38 (8), 1063-1068.
4. F. S. Weine, H. J. Healey, H. Gerstein, et al. (2012). Canal Configuration in the Mesiobuccal Root of the Maxillary First Molar and Its Endodontic Significance. J Endod, 38 (10), 1305-1308.
5. A. M. Alavi, A. Opasanon, (2002). Root and canal morphology of Thai maxillary molars. Int Endod J, 35 (5), 478-485.
6. D. Wu, G. Zhang, R. Liang, et al. (2017). Root and canal morphology of maxillary second molars by cone-beam computed tomography in a native Chinese population. J Int Med Res, 45 (2), 830-842.
7. Y. Kim, S. J. Lee, J. Woo, (2012). Morphology of maxillary first and second molars analyzed by cone-beam computed tomography in a korean population: variations in the number of roots and canals and the incidence of fusion. J Endod, 38 (8), 1063-1068.
8. Y. Zhang, H. Xu, D. Wang, et al. (2017). Assessment of the Second Mesiobuccal Root Canal in Maxillary First Molars: A Cone-beam Computed Tomographic Study. J Endod, 43 (12), 1990-1996.