ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG NGUY CƠ CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LEEP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung nguy cơ cao bằng phương pháp LEEP. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang có sự tham gia của 108 bệnh nhân (BN) được xếp vào nhóm có tổn thương CTC nguy cơ cao, được thực hiện thủ thuật LEEP theo chỉ định tại Khoa Khám Bệnh Tự Nguyện Phát Hiện Sớm Ung Bướu, Bệnh viện K, từ tháng 8/2022 đến 2/2023. Kết quả: Trước điều trị LEEP, tỷ lệ nhóm tuổi dưới 46 cao hơn ở nhóm có kết quả PAP là tế báo bất thường. Tỷ lệ nhóm BN có kết quả xét nghiệm HPV là nguy cơ cao và bất thường ở nhóm PAP có TB bất thường cao hơn nhóm TB bình thường. Người bệnh có kết quả xét nghiệm PAP bất thường có tỷ lệ kết quả giải phẫu bệnh biến đổi hướng ác tính cao hơn nhóm khác. Sau điều trị LEEP, không có sự khác biệt giữa các đặc điểm người bệnh với kết quả xét nghiệm PAP. Tỷ lệ BN có kết quả PAP là HSIL và ung thư biểu mô trước phẫu thuật cao hơn sau điều trị LEEP. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh có kết quả PAP là bình thường hoặc viêm sau điều trị LEEP cao hơn gần 3 lần trước khi điều trị. Kết luận: Kết luận, nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra những bằng chứng sau khi điều trị LEEP, BN có tiến triển tốt hơn trước điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố liên quan, tổn thương, cổ tử cung, nguy cơ cao
Tài liệu tham khảo
2. Wright T.C., Stoler M.H., Sharma A. và cộng sự. (2011). Evaluation of HPV-16 and HPV-18 genotyping for the triage of women with high-risk HPV+ cytology-negative results. Am J Clin Pathol, 136(4), 578–586.
3. Nguyễn T.Q. và Nguyễn T.B.P. (2021). Đặc điểm nhiễm HPV nguy cơ cao ở các tổn thương bất thường cổ tử cung và ung thư cổ tử cung tại Bệnh Viện K. VMJ, 509(2).
4. Frega A., Sesti F., De Sanctis L. và cộng sự. (2013). Pregnancy outcome after loop electrosurgical excision procedure for cervical intraepithelial neoplasia. Int J Gynaecol Obstet, 122(2), 145–149.
5. Lâm Đức Tâm (2017), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế - Đại học Y-Dược, Huế.
6. Davis-Dao C.A., Cremer M., Felix J. và cộng sự. (2008). Effect of cervicitis on visual inspection with acetic acid. J Low Genit Tract Dis, 12(4), 282–286.
7. Khuakoonratt N., Tangjitgamol S., Manusirivithaya S. và cộng sự. (2008). Prevalence of high grade squamous intraepithelial lesion (HSIL) and invasive cervical cancer in patients with low grade squamous intraepithelial lesion (LSIL) at cervical pap smear. Asian Pac J Cancer Prev, 9(2), 253–257.
8. Khoa P.H., Hạnh C.H., Quang N.T. và cộng sự. (2021). Đánh giá kết quả điều trị tổn thương tân sản nội biểu mô vảy độ cao cổ tử cung (HSIL) bằng kĩ thuật LEEP. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy.
9. Manchanda R., Baldwin P., Crawford R. và cộng sự. (2008). Effect of margin status on cervical intraepithelial neoplasia recurrence following LLETZ in women over 50 years. BJOG, 115(10), 1238–1242.
10. Quek S.C., Lim B.K., Domingo E. và cộng sự. (2013). Human papillomavirus type distribution in invasive cervical cancer and high-grade cervical intraepithelial neoplasia across 5 countries in Asia. Int J Gynecol Cancer, 23(1), 148–156.