KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HEPCIDIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Hepcidin huyết tương và mối liên quan với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 157 bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và 54 người bình thường tương đồng về tuổi và giới tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023. Thu thập đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu, nồng độ Hepcidin huyết tương được định lượng bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ Hepcidin huyết tương ở nhóm bệnh là 3,14(2,17 – 11,05 ng/ml) cao hơn nhóm chứng là 2,8 (1,27 – 3,86 ng/ml) với p < 0,005. Có tới 35,0% bệnh nhân tăng nồng độ Hepcidin so với nhóm chứng. Tỷ lệ tăng Hepcidin ở nhóm lọc máu là 40,9%, nhóm chưa lọc máu là 19,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ tăng nồng độ Hepcidin huyết tương ở nhóm hết nước tiểu tồn dư là 47,1% cao hơn nhóm còn nước tiểu tồn dư là 21,4% với p < 0,05. Nồng độ Hepcidin huyết tương tương quan nghịch với nồng độ Hemoglobin (r = - 0,207, p < 0,01), Hematocrit (r = - 0,166, p < 0,05) và với MCHC (r = - 0,238, p < 0,005). Nồng độ và tỷ lệ tăng Hepcidin ở nhóm tăng nồng độ CRP và nhóm quá tải sắt cao nhóm không tăng CRP và không quá tải sắt với p < 0,05. Kết luận: Nồng độ Hepcidin huyết tương tăng cao ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Nồng độ Hepcidin huyết tương liên quan đến tình trạng quá tải sắt, tăng CRP và lượng nước tiểu tồn dư. Trong khi đó tương quan nghịch với các chỉ số Hồng cầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, Hepcidin, Thiếu máu.
Tài liệu tham khảo
2. Portolés, J., et al (2021), Anemia in Chronic Kidney Disease: From Pathophysiology and Current Treatments, to Future Agents. Front Med (Lausanne), 8: p. 642296.
3. KDIGO (2012), Clinical Practice Guideline for anemia in chronic kidney disease. Kidney International, 2: p. 279-335.
4. Ganz, T. and E. Nemeth (2016), Iron Balance and the Role of Hepcidin in Chronic Kidney Disease. Semin Nephrol,36(2): p. 87-93.
5. Ueda, N. and K. Takasawa (2018), Impact of Inflammation on Ferritin, Hepcidin and the Management of Iron Deficiency Anemia in Chronic Kidney Disease. Nutrients,10(9).
6. Van der Weerd, N.C., et al (2012), Hepcidin-25 in chronic hemodialysis patients is related to residual kidney function and not to treatment with erythropoiesis stimulating agents. PLoS One, 7(7): p. e39783.
7. KDIGO (2012), Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease. Kidney-international, 3: p. 5-8.
8. Rubab, Z., et al (2015), Serum hepcidin levels in patients with end-stage renal disease on hemodialysis. Saudi J Kidney Dis Transpl, 26(1): p. 19-25.
9. Sany, D., A.E. Elsawy, and Y. Elshahawy (2014), Hepcidin and regulation of iron homeostasis in maintenance hemodialysis patients. Saudi J Kidney Dis Transpl, 25(5): p. 967-73.
10. Samouilidou, E., et al (2014), Serum hepcidin levels are associated with serum triglycerides and interleukin-6 concentrations in patients with end-stage renal disease. Ther Apher Dial, 18(3): p. 279-83.