NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT SẢN PHỤ KHOA TẠI MỘT BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sử dụng kháng sinh dự phòng đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa tại một bệnh viện ở thành phố Cần Thơ trong thời gian từ 03/2023 đến 04/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn lọc ngẫu nhiên 345 trường hợp phẫu thuật sản phụ khoa có sử dụng kháng sinh dự phòng trong thời gian từ 01/03/2023 đến 01/04/2024. Phân tích các đặc điểm về sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa. Kết quả: Chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai chiếm tỉ lệ 98,84% với chẩn đoán vết mổ cũ chiếm 54,78%, thời gian nằm viện £ 5 ngày chiếm 84,64%. Tất cả bệnh nhân đều sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi rạch da từ 15-30 phút, 100% các trường hợp sử dụng kháng sinh dự phòng là Cefazolin 2g, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 0.58%. Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, giảm thời gian nằm viện và tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật sản phụ khoa
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2023), Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn vết mổ. Nhà xuất bản Y học.
3. Nguyễn Văn Dương (2019), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Đại học Dược Hà Nội. 35-40.
4. Nguyễn Văn Đời (2023), Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại một bệnh viện tỉnh sóc trăng năm 2023. Tạp chí y dược học Cần Thơ. 24-30.
5. Nguyễn Văn Mạnh (2018), Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Phố nối. Đại học Dược Hà Nội. 45-52.
6. Phan Thị Thanh Hà (2023) Thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng tại bệnh viện Phụ sản Thiện An. Tạp chí Phụ sản. 21(2): 67-71. https://doi: 10.46755/vjog. 2023. 2.1589.
7. Trần Thị Hương Ngát (2019), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Cẩm Phả. Đại học Dược Hà Nội. 42.
8. Attali E, Yogev Y (2021), The impact of advanced maternal age on pregnancy outcome. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 70:2-9.
9. Qianqian Song, JingjingYan, Na Bu & Ying Qian (2023), Efficacy and safety of broad spectrum penicillin with or without beta-lactamase inhibitors vs first and second generation cephalosporins as prophylactic antibiotics during cesarean section: a systematic review and meta-analysis. Journal of Obstetrics and Gynaecology. Volume 43. https://doi.org/10.1080/01443615. 2023.2195946.
10. Michael Lavie, Inbar Lavie, Etc (2021), Cefazolin prophylaxis in minimally invasive gynecologic surgery – are dosage and timing appropriate? Prospective study using resampling simulation. Ournal of Gynecology Obstetrics and Human Reproduction. Volume 50, Issue 9, 102154.