HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH U CƠ TRƠN TỬ CUNG BẰNG THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC HẠT VI CẦU

Nguyễn Anh Tuấn1,, Nguyễn Xuân Hiền1, Nguyễn Duy Trinh1, Lê Văn Khánh1, Đào Văn Lý1, Nguyễn Phương Anh1
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung (UCTTC) bằng thay đổi kích thước hạt vi cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 43 bệnh nhân có u cơ trơn tử cung được điều trị nút động mạch tử cung bằng thay đổi kích thước hạt vi cầu tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ 06/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 40,8 ± 7,1 (22- 53), lý do vào viện chủ yếu là rong kinh (69,8%) và đa khối u (51,2%), khối u có tín hiệu tăng trên T2W chiếm tỷ lệ 14%. Đường kính trung bình của khối u lớn nhất là 81,8 ± 38,1mm với trọng lượng trung bình của khối u lớn nhất là 259,9 ± 201,5g. Số ống hạt sử dụng trung bình là 3,0 ± 0,5 ống. Hạt vi cầu có kích thước 700 – 900 µm được sử dụng nhiều nhất. Tỷ lệ giảm trọng lượng khối u sau 06 tháng can thiệp là 69,0 ± 11,3% Những bệnh nhân có khối UCTTC có đồng thời đặc điểm tăng tín hiệu trên T2W và ngấm thuốc mạnh hơn so với cơ tử cung giảm kích thước sau can thiệp nhiều hơn so với các khối u còn lại. Kết luận: Nút mạch u cơ trơn tử cung bằng thay đổi kích thước hạt vi cầu là một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị u cơ trơn tử cung có triệu chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cappelli A, Mosconi C, Cocozza MA, et al. Uterine Artery Embolization for the Treatment of Symptomatic Uterine Fibroids of Different Sizes: A Single Center Experience. J Pers Med. 2023;13(6):906. doi:10.3390/jpm13060906
2. Das R, Wale A, Renani SA, et al. Randomised Controlled Trial of Particles Used in Uterine fibRoid Embolisation (PURE): Non-Spherical Polyvinyl Alcohol Versus Calibrated Microspheres. Cardiovasc Intervent Radiol. 2022;45(2):207-215. doi:10.1007/s00270-021-02977-0
3. Munro MG, Critchley HOD, Fraser IS, FIGO Menstrual Disorders Working Group. The FIGO classification of causes of abnormal uterine bleeding in the reproductive years. Fertil Steril. 2011;95(7): 2204-2208, 2208.e1-3. doi:10.1016/ j.fertnstert.2011.03.079
4. Jiang W, Shen Z, Luo H, Hu X, Zhu X. Comparison of polyvinyl alcohol and tris-acryl gelatin microsphere materials in embolization for symptomatic leiomyomas: a systematic review. Minim Invasive Ther Allied Technol. 2016;25(6): 289-300. doi:10.1080/13645706.2016.1207667
5. Bellala P, Valakkada J, Ayyappan A, Kumar S. Evidences in Uterine Artery Embolization: A Radiologist’s Primer. Journal of Clinical Interventional Radiology ISVIR. 2023;07(02):087-096. doi:10.1055/s-0042-1758050
6. Palanisamy V, Mahalingam A, Ramiah N, Alagappan P, Jagannathan D. Role of Ovarian Artery to Uterine Artery Anastomosis in Uterine Artery Embolisation: A Retrospective Study. JCDR. Published online 2022. doi:10.7860/JCDR/2022/ 57888.17308
7. ÇAKIR Ç, KILINÇ F, DENİZ MA, KARAKAŞ S. Can pre-procedural MRI signal intensity ratio predict the success of uterine artery embolization in treatment of myomas? Turk J Med Sci. 2021; 51(3): 1380-1387. doi:10.3906/sag-2012-136
8. Kurban LAS, Metwally H, Abdullah M, Kerban A, Oulhaj A, Alkoteesh JA. Uterine Artery Embolization of Uterine Leiomyomas: Predictive MRI Features of Volumetric Response. AJR Am J Roentgenol. 2021;216(4):967-974. doi:10.2214/AJR.20.22906