TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU VÀ DỰ TRỮ SẮT Ở PHỤ NỮ 15 – 35 TUỔI TẠI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA NĂM 2018

Thúy Anh Nguyễn 1,, Song Tú Nguyễn 1, Nguyễn Phương Linh Hoàng 1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, phụ nữ tuổi sinh đẻ tại khu vực nông thôn, miền núi là đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 395 phụ nữ 15-35 tuổi tại 5 xã thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La để mô tả tình trạng thiếu máu, dự trữ sắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 26,3% trong đó tỷ lệ thiếu máu ở nhóm 15-24 tuổi cao hơn nhóm 25-35 tuổi. Giá trị trung bình hàm lượng Hemoglobin của nhóm 15-25 tuổi và 25-35 tuổi là 125,9g/l và 129,5 g/l (p<0,05). Tỷ lệ thiếu máu theo mức độ giữa các xã có sự khác biệt, cao nhất ở xã Mường Trai (18,9%), thấp nhất ở xã Chiềng Lao (2,2%) (p<0,001). Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt và dự trữ sắt thấp lần lượt là 11,4% và 10,1%; trong đó tỷ lệ dự trữ sắt thấp và cạn kiệt giảm dần theo độ tuổi tăng dần, ở lớp tuổi 15 - 24 tuổi là 27,5% và 25-35 tuổi là 17,4% (p<0,05). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 3,8%, nhưng thiếu máu không thiếu sắt là 22,5%. Ngoài nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt, cần xác định thêm các nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu máu ở PNTSĐ khu vực dân tộc miền núi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Dinh dưỡng. Tình hình dinh dưỡng chiến lược can thiệp 2011-2015 và định hướng 2016-2020. Nhà xuất bản Y học, 2017.
2. Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Quang Dũng, Lê Danh Tuyên. Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người Dao tại 4 xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Y học dự phòng, 2017; 27(2): 100-103.
3. Theresa O Scholl (2005). Iron status during pregnancy: setting the stage for mother and infant. The American journal of clinical nutrition, 2005; 81(5): 1218S-1222S.
4. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng dự trữ sắt ở bà mẹ sau sinh 6 tháng và một vài yếu tố liên quan tại Phú Bình. Tạp chí Y học dự phòng, 2017. Tập 27, số 6 phụ bản: p. 175-182.
5. Hoàng Thị Thơm, Trần Thúy Nga, Phạm Ngọc Khái. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu kẽm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 4 xã, Nam Định. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 2017; 13(2): 64-68.
6. Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thúy Hòa. Thực trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 6 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 2012; 8(1): 39-43.
7. Sant-Rayn Pasricha, Tran Q. Phuc, Gerard J. Casey and et al. "Anemia, Iron deficiency, Meat consumption, and Hookworm infection in Women of reproductive age in Northwest VietNam". American Journal Tropical Medicine Hygiene, 2008 Mar; 78(3), 375-381.
8. Trần Thị Hồng Vân, Lê Thị Hương. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi người dân tộc Tày tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2017. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 2017; 15(1): 25-29.