TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023

Nguyễn Thanh Truyền1,, Đặng Phúc Vinh2, Pham Hồng Nhân3, Nguyễn Minh Phương4, Nguyễn Tấn Đạt4
1 Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long
2 TT Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Long
3 CT TNHH nghiên cứu Phát triển và giáo dục QNQD Healthcare Solutions
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp nhạy cảm từ trẻ em thành người lớn, nơi mà các thay đổi về tâm sinh lý chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội và môi trường giáo dục. Áp lực từ các yếu tố này, nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các rối loạn về sức khỏe tâm thần, trong đó phổ biến nhất là trầm cảm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông và tìm hiểu một yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 919 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, học sinh được chọn ngẫu nhiên 2 lớp cho mỗi khối lớp tại 4 trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm và căng thẳng ở học sinh tỷ lệ có triệu chứng trầm cảm chiếm 8,8% và trầm cảm chiếm 12,2%. Tỷ lệ căng thẳng thấp, trung bình và cao lần lượt là 42,8%, 35,6% và 21,7%. Các yếu tố gia đình và nhà trường như sống cùng người nghiện rượu; sống cùng người trầm cảm hoặc tâm thần; bị văng tục chế giễu và bị đánh đập; tranh cãi gay gắt hoặc bị thầy cô la mắng hâm dọa là các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở học sinh phổ thông. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm và căng thẳng ở học sinh phổ thông của Vĩnh Long ở mức trung bình cả nước, tuy nhiên các yếu tố từ gia đình và thầy cô giáo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần của học sinh, đòi hỏi nhà trường và gia đình cần có các giải pháp để học sinh có thể cải thiện sức khỏe tâm thần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2023), Gần 15 triệu người Việt mắc ít nhất một rối loạn tâm thần, accessed 01-05-2024, from https://s.pro.vn/JiEa.
2. UNICEF Việt Nam (2018), "Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam".
3. Luo, Y., et al. (2020), "Mental Health Problems and Associated Factors in Chinese High School Students in Henan Province: A Cross-Sectional Study", Int J Environ Res Public Health. 17(16).
4. Thomson, K. C., et al. (2017), "Associations between household educational attainment and adolescent positive mental health in Canada", SSM Popul Health. 3, pp. 403-410.
5. Nguyen, Dat Tan, et al. (2013), "Depression, anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed solutions: a cross-sectional study", BMC Public Health. 13(1), p. 1195.
6. Nguyễn Tấn Đạt (2015), "Nghiên cứu tình trạng sức khỏe tâm thần học sinh trung học phổ thông thành phố Cần Thơ". Đề tài Nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Ngô Văn Mạnh (2021), "Thực trạng lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 12 tại 2 trường trung học phổ thông của Thành phố Thái Bình năm 2020", Tạp chí y học Việt Nam. 506.
8. Nakie, G., et al. (2022), "Prevalence and associated factors of depression, anxiety, and stress among high school students in, Northwest Ethiopia, 2021", BMC Psychiatry. 22(1), p. 739.
9. Hồ Thế Nhân (2019), "Tình hình trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bến Tre", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 19/2019.