HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT KHOAN CẮT HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH VÔI HÓA NẶNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hẹp động mạch vành nặng có canxi hóa nặng là một trong những thách thức cho các bác sĩ tim mạch can thiệp trong việc tối ưu quá điều trị và ảnh hưởng kết quả lâu dài cho bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá sự thành công của thủ thuật can thiệp mạch vành canxi hóa nặng cần dùng mũi khoan kim cương và biến chứng của kỹ thuật can thiệp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42 bệnh nhân có hẹp động mạch vành nặng kèm vôi hóa nặng được can thiệp với mũi khoan kim cương tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thời gian từ tháng 01/2023 đến 04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 72,7 tuổi, nam chiếm 52,4%, bệnh đau thắt ngực ổn định chiếm 61,9%, đau thắt ngực không ổn định chiếm 21,4%, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên chiếm 7,2% và hội chứng suy tim chiếm 9,5%. Khoan ở động mạch liên thất trước chiếm 90,5%, hình ảnh học xác định mức độ canxi hóa nặng bằng IVUS/OCT chiếm 31,0%. Đường kính mũi khoan 1,25 mm chiếm 85,7%, đường kính mũi khoan 1,5mm chiếm 14,3%. Thành công về thủ thuật chiếm 100%, thành công về lâm sàng 100%. Không có biến chứng thủng mạch vành, không có biến chứng tử vong. Biến chứng kẹt mũi khoan 1 trường hợp chiếm 2,4%. Kết luận: Can thiệp mạch vành bị hẹp có canxi hóa nặng bằng mũi khoan kim cương tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang có hiệu quả cao và biến chứng thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
động mạch vành, IVUS, OCT, PCI, TIMI chiến lược can thiệp mạch vành.
Tài liệu tham khảo
2. Bouisset Frédéric, Barbato Emanuele, Reczuch Krzysztof, Dobrzycki Slawomir, Meyer-Gessner Markus, et al. (2020), "Clinical outcomes of PCI with rotational atherectomy: the European multicentre Euro4C registry". EuroIntervention, 16 (4), pp. e305-e312.
3. Cao Jun, Cai Huaxiu, Liu Weibin, Zhu Hengqing, Cao Gang (2021), "Safety and effectiveness of coronary angiography or intervention through the distal radial access: a meta-analysis". Journal of Interventional Cardiology, 2021.
4. Dini Carlotta Sorini, Nardi Giulia, Ristalli Francesca, Mattesini Alessio, Hamiti Brunilda, et al. (2019), "Contemporary approach to heavily calcified coronary lesions". Interventional Cardiology Review, 14 (3), pp. 154.
5. Mintz Gary S (2015), "Intravascular imaging of coronary calcification and its clinical implications". JACC: Cardiovascular Imaging, 8 (4), pp. 461-471.
6. Sharma SK, Tomey MI, Teirstein PS, Kini AS, Reitman AB, et al., North American expert review of rotational atherectomy. Circ Cardiovasc Interv. 2019; 12 (5): e007448.
7. Yamamoto Takanobu, Yada Sawako, Matsuda Yuji, Otani Hirofumi, Yoshikawa Shunji, et al. (2019), "A novel rotablator technique (low-speed following high-speed rotational atherectomy) can achieve larger lumen gain: evaluation using optimal frequency domain imaging". Journal of interventional cardiology, 2019.